Kiến thức tổng quan | 12/10/2022

Tìm hiểu về quy định về chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông trong công ty chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho người khác. Vậy cổ đông cần biết những vấn đề gì trong quy định chuyển nhượng cổ phần? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về chuyển nhượng cổ phần
Tìm hiểu về chuyển nhượng cổ phần

Quyền chuyển nhượng cổ phần

Cổ phần được hiểu là phần vốn điều lệ của công ty; người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty. Quyền chuyển nhượng bao gồm cả quyền bán, tặng cho, thừa kế. Vậy nên không thể hiểu nó là việc mua bán, trao đổi. Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình trong trường hợp thông thường. Đặc biệt là trong trường hợp khi cổ đông là cá nhân chết hoặc tặng cho cổ phần. Nó cũng có thể là sử dụng cổ phần để trả nợ.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020:

  • Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển; trừ trường hợp theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
  • Cá nhân, tổ chức được phép chuyển nhượng phổ thông cho người khác nếu Đại hội đồng cổ đông chấp nhận. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển; trừ trường hợp theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
  • Các bên có quyền tự thỏa thuận giá. Tuy nhiên cần lưu ý căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì: giá bán là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá bán hoặc giá bán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá bán theo pháp luật về quản lý thuế.

Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

Sau 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh, cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng của mình cho cổ đông bất kỳ. Lưu ý rằng chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. 

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Hồ sơ chuyển nhượng

Để chuyển nhượng hồ sơ thành công, cổ đông cần chuyển bị một trong các hồ sơ sau:

  • Quyết định về việc chuyển nhượng được cấp bởi Đại hội đồng cổ đông
  • Biên bản họp về việc chuyển nhượng
  • Danh sách cổ đông tham gia sáng lập công ty cổ phần
  • Các điều lệ của công ty (Bao gồm cả các điều lệ sửa đổi, bổ sung)
  • Hợp đồng về chuyển nhượng cổ phần
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng
  • Giấy chứng nhận cổ phần của cổ đông
  • Sổ đăng ký của cổ đông.

Hợp đồng chuyển nhượng

Nó chính là sự thỏa thuận giúp cổ đông xác lập cũng như chấm dứt hoặc thay đổi tư cách của cổ đông và các thành viên khác. Đồng thời hầu hết những chủ thể trong hợp đồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ cổ phần và phần vốn góp đó. Hợp đồng này được lập bởi bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đồng thời phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan hoặc chữ ký của đại diện đã được ủy quyền.

Thuế chuyển nhượng

  • Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần trong công ty là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Khi thực hiện chuyển thì người thừa hưởng phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 0.1% không căn cứ cổ phần có tăng giá trị hay không.
  • Hồ sơ khai thuế cần phải đầy đủ các văn bản sau: 
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông trong công ty
  • Quyết định đã xác nhận của Đại hội đồng cổ đông
  • Hợp đồng chuyển nhượng của cổ đông
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng đã được xác nhận
  • Thời hạn: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và ghi nhận thay đổi. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc còn thiếu thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về quy định chuyển nhượng cổ phần, hi vọng sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích trong kinh doanh.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan