Kiến thức tổng quan | 20/12/2022
CIR là gì? Làm thế nào để cải thiện chỉ số CIR?
CIR là một chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những chỉ số được các nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng nhiều nhất Vậy CIR là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Chỉ số CIR là gì?
Chỉ số CIR (Cost to Income Ratio) là tỷ lệ thu nhập chi phí. Đây là một trong những chỉ số để đánh giá hiệu quả vận hành của doanh nghiệp. Nó cho thấy mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí, nếu tỷ lệ chi phí trên thu nhập càng thấp thì hiệu suất của công ty càng tốt.
Vì vậy, các nhà quản trị đều luôn tìm các phương án để giảm tỷ lệ CIR xuống mức tối thiểu hoặc tạo ra nhiều giá trị hơn với mức chi phí trước đó đã bỏ ra.
Công thức tính CIR
CIR = Tổng chi phí hoạt động/ Tổng doanh thu đạt được x 100
Trong đó:
- Tổng doanh thu đạt được = thu nhập lãi thuần + lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và các hoạt động khác + thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua bán cổ phần.
- Tổng chi phí hoạt động = chi phí cố định (nguyên vật liệu, văn phòng, tiền lương…) + chi phí dịch vụ + chi phí bán hàng + thuế + một số chi phí khác. (không bao gồm khoản chi phí dự phòng)
Ví dụ: Tỷ lệ CIR của Vietcombank trong quý II năm 2022 như sau:
Tổng doanh thu đạt được = 1+2+3+4+5+6= 31.300.785 (tỷ đồng)
Tổng chi phí hoạt động = 7= 10.324.968 (tỷ đồng)
CIR = 10.324.968 / 31.300.785 x 100 = 33%
Ý nghĩa của chỉ số CIR
CIR có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng bởi các lý do sau:
Thước đo đánh giá hiệu quả
Dựa vào chỉ số này thì các nhà quản trị có thể đưa ra đánh giá một cách tổng quát và đa diện nhất, xem xét xem hoạt động của doanh nghiệp mình như thế nào. Đồng thời, ước lượng với từng đó chi phí thì doanh thu thu về, lợi nhuận đạt được có tương xứng với nhau không?
Mục tiêu đầu tư
CIR thường được tính sau mỗi chu kỳ sản xuất, vì vậy các chủ doanh nghiệp thường coi đây như là một điểm mốc để xác định mục tiêu, kế hoạch cho các giải đoạn tiếp theo.
Cơ sở đầu tư
Như đã nói ở trên chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là ngân hàng. Nhà đầu tư sẽ cần tính toán tỷ lệ này dựa trên báo cáo tài chính từng quý, từng năm để có cơ sở đánh giá, xem xét có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không?
Căn cứ để so sánh các doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là đánh giá nội bộ mà còn để xếp hạng thành tích với nhau. Để có thứ hàng cao, các doanh nghiệp cần có các chiến lược đầu tư, tối ưu hóa chi phí hợp lý để mang lại doanh thu vượt qua mốc đã đề ra.
Nhận biết được tình hình chung của nền kinh tế
Thông qua CIR của doanh nghiệp (đặc biệt là các ngân hàng), chính phủ cùng ngân hàng Trung ương sẽ nắm được tình hình hoạt động và đưa ra cái nhìn tổng quan về nền kinh tế, cuối cùng sẽ có biện pháp điều chỉnh.
Phương pháp để cải thiện chỉ số CIR
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được các chuyên gia đưa ra giúp các doanh nghiệp cải thiện chỉ số này. Hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất:
- Tăng năng suất bán hàng hóa, dịch vụ: Cách này sẽ được thực hiện bằng hoạt động cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có. Phương pháp này làm tăng độ trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
- Phát triển các sản phẩm mới đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn của thị trường: Để thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp cần tận dụng nhân lực và công nghệ của mình. Phương pháp này sẽ giúp thu hút các khách hàng tiềm năng, dẫn đầu xu thế thị trường.
Dù cải thiện bằng cách nào đi chăng nữa thì chắc hẳn chi phí bỏ ra đầu tư sẽ khá lớn. Vì thế nhà quản trị cần có cần một tầm nhìn xa cùng một cái đầu lạnh để đưa ra các chiến lược ngắn hạn, dài hạn, chèo lái doanh nghiệp vượt qua bão giông.
Và trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến CIR. Chỉ số này có vai trò quan trọng nhưng không thể phản ánh toàn bộ doanh nghiệp được. Vì vậy trước khi đầu tư doanh nghiệp đó, bạn nên tìm hiểu các chỉ số khác. Và cuối cùng, hãy tiếp tục theo dõi DNSE để có thêm các thông tin mới nhất nhé!