Chứng khoán | 20/02/2023

Cổ phiếu ngân hàng có vị thế trên thị trường như thế nào?

Cổ phiếu ngân hàng được coi là cổ phiếu “vua” tại Việt Nam không chỉ về số lượng cổ phiếu mà còn về vốn hóa ngành ngân hàng trong tổng vốn hóa thị trường. Tính đến tháng 12/2022, tổng vốn hóa của các ngân hàng là 1,55 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng vốn hóa TTCK. Vậy cổ phiếu ngân hàng có đáng đầu tư? Tình hình các cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ trong bài viết dưới đây. 

Cổ phiếu ngân hàng có vị thế như thế nào?
Cổ phiếu ngân hàng có vị thế như thế nào?

Đặc điểm nổi bật của cổ phiếu ngành ngân hàng

Cổ phiếu ngành ngân hàng có những đặc thù riêng do xuất phát từ ngành nghề kinh doanh vốn đã riêng biệt. Gồm những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Tiền là sản phẩm kinh doanh chính, các dịch vụ bao gồm tín dụng, đầu tư và vay vốn,,,,
  • Ngân hàng chịu sự giám sát gắt gao đến từ NHNN nên đảm bảo sự an toàn, uy tín và minh bạch cho tất cả mọi người.
  • Ngân hàng chi phối nền kinh tế vì là doanh nghiệp kinh doanh tiền.
  • Ngân hàng rất khó phá sản. Các lý do bao gồm việc chịu sự quản lý chặt chẽ đến từ NHNN, nếu có dấu hiệu bất lợi, NHNN ngay lập tức hỗ trợ và giám sát tránh trường hợp phá sản. Bên cạnh đó, ngân hàng là niềm tin của người dân dành cho nhà nước nên rất khó để phá sản vì sẽ đánh mất niềm tin của nhân dân.
Đặc điểm cổ phiếu ngân hàng
Đặc điểm cổ phiếu ngân hàng
  • Tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 25% TTCK; nên cổ phiếu ngân hàng có xu hướng điều phối phần lớn thị trường chung. 
  • Cổ phiếu ngân hàng khá nhạy cảm với tin tức kinh tế, chính trị và sự ổn định của các quốc gia. Nên cổ phiếu có thể tăng/giảm một cách khó lường. 

Tổng quan về thị trường tài chính ngân hàng

Tình hình tài chính ngân hàng quý 4 năm 2022

Ngân hàng báo lợi nhuận

Tổng kết quý 4/2022, kết quả kinh doanh cho thấy sự phân hóa khá lớn giữa các nhà băng. Một số ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận như BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…Bên cạnh đó có các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng âm như Techcombank, VPBank, SHB.

Xét đến những ngân hàng có vốn hóa thị trường lớn, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mạnh nhất có thể kể đến BIDV; với mức tăng trưởng 91% lợi nhuận so với cùng kỳ (tăng từ 2,814 tỷ đồng lên 5,381 tỷ đồng). Các lý do tăng trưởng như chất lượng tài sản được kiểm soát chặt chẽ và tỷ lệ NIM tăng. Tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt dự kiến đạt 12,7% và 9% vào cuối năm 2022. 

Vietcombank với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cực kỳ ấn tượng lên đến 52% so với cùng kỳ (tăng từ 8,175 tỷ đồng lên 12,419 tỷ đồng). Mức tăng trưởng cao do tỷ lệ NIM được cải thiện; bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt đạt 19% và 9% trong những tháng cuối năm 2022. 

Tình hình tài chính ngân hàng quý 4/2022 
Tình hình tài chính ngân hàng quý 4/2022 

Vietinbank sở hữu mức tăng trưởng không hề kém cạnh khi lợi nhuận trước thuế tăng 45% so với cùng kỳ (tăng từ 3,678 tỷ đồng lên 5,349 tỷ đồng). Kết quả trên đến từ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi đến cuối tháng 11/2022 lần lượt đạt 10,7% và 5,1% so với đầu năm. 

Ngân hàng ghi nhận lỗ

Bên cạnh những ngân hàng trên, SHB là nhà băng ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận trước thuế cao nhất (48% so với cùng kỳ, giảm từ 1,205 tỷ đồng còn 624 tỷ đồng). 

Tiếp đến là VPBank khi ghi nhận sự sụt giảm lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ lên đến 47% (giảm từ 2,628 tỷ đồng còn 1,383 tỷ đồng). Trong khi đó, ABBank là ngân hàng duy nhất báo lỗ trong quý 4 với 45 tỷ đồng. 

 

Tình hình các cổ phiếu ngành ngân hàng hiện nay

Tính đến hết quý 4/2022, có 25/27 mã cổ phiếu ngân hàng có mức giá đóng cửa thấp hơn so với đầu năm. Trong đó, giảm nhiều nhất đến từ VBB (-59%), BVB (-58%), KLB (-52%), ABB (-51%), PGB (-50%).

SSBEIB là hai ngân hàng ghi nhận mức giảm ít nhất lần lượt -7% và -17%.BIDVCB là hai cổ phiếu duy nhất không giảm giá trong năm 2022. BID và VCB lần lượt có mức tăng nhẹ 4% và 2% tính đến 31/12/2022. 

Tính đến tháng 1 năm 2023, cổ phiếu “nhà băng” đóng góp quan trọng trong tiến trình tăng giá của VN-Index vào tháng 1/2023. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đóng vai trò lớn nhất khi tăng 14,9% so với phiên 31/12/2022; VCB kết phiên cuối tháng 1 ở giá 91.000đ/CP và đã tăng 11.900đ/CP. 

Ngày 31/1/2023, cổ phiếu ngân hàng được BVSC (CTCK Bảo Việt) và VCBS (CTCK VCB) đánh giá mặc dù đang trên đà tăng điểm và được dòng tiền hỗ trợ; tuy nhiên, chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với rủi ro trái phiếu vẫn sẽ tạo áp lực cho cổ phiếu ngân hàng trong thời gian sắp tới. 

Trong tháng 1/2023, PGB tăng hơn 20% và kết phiên cuối tuần với giá 19.500đ/CP. Lý giải do NHNN chính thức phê duyệt việc cổ đông lớn tại PGBank (Petrolimex) thoái hơn 40% vốn.

STB (Sacombank) nhận được sự quan tâm “đặc biệt” từ nhà đầu tư nước ngoài; khi tính riêng trong tuần đầu năm 2023, nhóm này đã mua ròng hơn 337 tỷ đồng cổ phiếu STB. 

Bên cạnh đó, HDB và BID cũng nhận được sự quan tâm của nhóm này; với lần lượt khối lượng mua ròng 147 tỷ đồng và 66 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài không thực hiện bán ròng cổ phiếu ngân hàng tuần đầu tiên của tháng 1/2023.

Vì sao cổ phiếu ngân hàng lại được nhiều nhà đầu tư yêu thích?

Vì sao cổ phiếu ngân hàng lại được nhiều nhà đầu tư yêu thích?
Vì sao cổ phiếu ngân hàng lại được nhiều nhà đầu tư yêu thích?

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường

Vốn hóa cổ phiếu ngành ngân hàng chiếm khoảng 25% tổng vốn hóa TTCK Việt Nam; nên khi các điều kiện kinh tế tốt, GDP và tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tích cực thì cổ phiếu ngân hàng sẽ đi những bước đầu tiên dẫn dắt thị trường trong xu hướng tăng giá.

Thông thường, khi các cổ phiếu có vốn hóa lớn như ngân hàng tăng trưởng, thường kéo theo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng trưởng theo. Vì vậy việc dẫn dắt thị trường phần lớn đều phụ thuộc vào cổ phiếu ngân hàng. 

Cổ phiếu ngân hàng có vai trò nâng đỡ thị trường

Khi tổng quan thị trường có diễn biến tiêu cực, các ngành nghề kinh doanh tăng trưởng kém; các yếu tố trên không ủng hộ sẽ làm thị trường chứng khoán lao dốc. 

Khi đó, cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường; bởi cổ phiếu “nhà băng” chiếm đến 25% tổng vốn hóa. Khi các cổ phiếu ngân hàng lớn không giảm và tăng nhẹ; đây được xem là lực đỡ rất lớn cho thị trường trong những tình huống khó khăn. 

Nếu tin tức xấu lan toàn bộ hệ thống ngân hàng; việc xảy ra bán tháo các cổ phiếu ngân hàng sẽ khiến thị trường sụt giảm đáng kể. 

Kết luận

Cổ phiếu ngân hàng có đáng đầu tư trong giai đoạn tiếp theo hay không? Việc này phụ thuộc nhiều vào sự điều hành của NHNN Việt Nam. Với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế trong nước nói chung và tín dụng, huy động nói riêng sẽ là yếu tố thúc đẩy sự tăng giá của cổ phiếu ngân hàng. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lê Lâm

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan