Kiến thức tổng quan | 08/03/2023
Sự thật đằng sau cơn bão sa thải mà có thể bạn chưa biết!
Sa thải không nhất thiết phải là sai lầm đến từ phía nhân viên. Một số trường hợp sa thải có thể xảy ra do thay đổi nhu cầu, cơ cấu tổ chức hoặc thị trường của công ty,… Dưới đây là những sự thật về cơn bão sa thải mà có thể bạn chưa biết.
Có thể bạn sẽ không bao giờ được biết lý do tại sao mình bị sa thải
Trong một số trường hợp, công ty không công bố lý do sa thải vì lý do bảo mật hoặc vì sự tôn trọng với nhân viên.
Những thông tin này có thể được tiết lộ trong các cuộc trao đổi giữa nhân viên hoặc các bên liên quan khác. Tuy nhiên, người thực sự có thể đưa ra quyết định sa thải phải là sếp của bạn, còn HR chỉ là người thông báo.
Ngay cả khi HR đưa ra lý do, chưa chắc đó đã là sự thật. Vì quyết định sa thải chỉ có ban lãnh đạo mới biết được.
Đối tượng bị sa thải có thể là bất kỳ ai
Công ty sẽ không sa thải nhân viên một cách ngẫu nhiên mà sẽ có logic lựa chọn nhất định. Ở vị trí cao không có nghĩa là bạn đang an toàn.
- Logic kinh doanh: Thường diễn ra vào những cuộc sa thải quy mô lớn. Lựa chọn đưa ra ở đây là cắt giảm những bộ phận ít quan trọng.
Ví dụ: Elon Musk mua lại Twitter và quyết định sa thải hàng loạt các nhân viên tiếp thị, quản trị giá trị doanh nghiệp,… Bởi ông cho rằng điều quan trọng nhất của Twitter là ở chính bản thân sản phẩm.
- Logic tài chính: Trong thời kỳ khó khăn do suy thoái kinh tế, nhiều công ty cần cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động. Những nhân viên có mức lương quá cao sẽ là đối tượng họ muốn cắt giảm.
Ví dụ: Trong thời kỳ cao điểm, một kỹ sư công nghệ thông tin sẽ được công ty tuyển dụng với mức lương 90000 USD, cao hơn mức trung bình là 20000 USD. Nhưng trong thời kỳ suy thoái, công ty gặp khó khăn cần cắt giảm thì lương càng cao, nguy cơ càng lớn.
- Logic hoạt động: Khi ngân sách của công ty có hạn, không có khả năng tăng lương cho nhân viên thì họ sẽ sa thải bớt để kiểm soát và giữ bộ máy hoạt động trơn tru.
- Logic mối quan hệ: Thường ở công ty, các sếp sẽ có một bộ phận nhân sự “thân tín” của họ. Khi công ty bắt buộc phải cắt giảm tối đa chi phí và nâng cao hiệu quả làm việc, nếu bạn không năm trong danh sách những nhân viên thân cận đó thì khả năng bạn bị sa thải sẽ rất cao.
Sa thải là điều khó tránh khỏi, đừng để bị cuốn vào nó
Một số nhân viên thường tức giận, thậm chí là kích động khi nhận được quyết định cho thôi việc. Họ không chấp nhận lý do mà ban lãnh đạo đưa ra.
Nhưng sự thật là dù việc sa thải nhân viên chỉ diễn ra trong chốc lát, nhưng đằng sau đó là quyết định đã được đưa ra trong thời gian dài. Kết quả đã được định từ trước và chỉ đợi để thông báo tới nhân viên.
Nếu kết quả đã không thể thay đổi thì việc gây ồn ào của bạn chỉ khiến quy trình giải quyết trở nên khó khăn. Sẽ không có ai được lợi trong tình huống này.
Sự lựa chọn khôn ngoan nhất là chia tay trong hòa bình
Không có một quy tắc chính thức nào về việc bạn phải ứng xử ra sao khi mất việc. Nhưng đừng nên làm những điều sau:
- Đừng công khai chỉ trích bất kỳ ai ở công ty cũ: Cố gắng cư xử lịch sự, cho dù tình hình công việc của bạn có ra sao. Bởi nếu bạn còn hoạt động trong một ngành tương tự ngành cũ thì khả năng chạm mặt những đồng nghiệp cũ là không hề ít. Việc chỉ trích chỉ khiến bạn mất điểm và không có lợi cho công việc tương lai.
- Đừng chán nản: Việc bạn cứ ngồi suy tư, chỉ trích bản thân và không thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực chỉ khiến bạn dậm chân tại chỗ. Điều quan trọng nhất là bạn phải tìm cách đứng dậy sau những vấp ngã.
- Đừng coi sa thải là tiêu cực: Bị sa thải không có nghĩa là bạn kém cỏi và không có năng lực. Bão sa thải chắc chắn là một bước thụt lùi nhưng đó cũng là cơ hội để chúng ta trau dồi lại bản thân mình.
Cách để sống sót trong “cơn bão sa thải”
- Cần có phương pháp cân bằng tài chính: Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn tự chủ và dễ dàng nhận được nhiều cơ hội hơn.
- Nên có nhiều nguồn thu nhập: Thực tế, nhiều người đã nghĩ đến việc đa dạng nguồn thu nhập để giảm thiểu rủi ro. Việc có thêm một hoặc nhiều nguồn thu nhập ngoài công việc chính sẽ giúp bạn vững vàng và an tâm hơn trong tình hiện tại, phòng ngừa những rủi ro bất ngờ không mong mu
- Tập trung vào tương lai: Thay vì liên tục lo lắng về công việc và thu nhập, bạn có thể trau dồi bản thân để đầu tư cho tương lai. Nền kinh tế có sự thay đổi là điều bình thường và hơn nữa, bạn có thể tập trung vào những gì bạn có thể học được khi cố gắng đối mặt với thử thách và vượt qua chúng.
Không ai muốn phải đối mặt với việc bị sa thải. Nhưng nếu điều đó xảy đến, chúng ta cần phải biết chấp nhận thực tế, thuyết phục chính mình và lấy lại sức mạnh để tìm một cơ hội khác tốt hơn cho bản thân.