Kinh tế | 05/04/2024
Công thức tính lạm phát là gì? Những kiến thức cơ bản về lạm phát
“Lạm phát” và “lạm phát phi mã” có lẽ là các cụm từ bạn đã nghe qua nhiều lần và cảm nhận được tác động của chúng lên kinh tế cá nhân. Tuy nhiên, bạn đã biết cách tính lạm phát hoặc áp dụng các công thức liên quan để bảo vệ túi tiền của mình chưa? Cùng DNSE khám phá công thức tính lạm phát qua bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là lạm phát?
Ví dụ:
- Trước đây với 10.000 đồng, bạn có thể mua được một ổ bánh mì.
- Nay với 10.000 đồng, bạn chỉ mua được nửa ổ bánh mì.
Điều này cho thấy giá bánh mì đã tăng, đồng nghĩa với việc tiền của bạn đã mất giá trị.
Nhiều bạn sẽ có thắc mắc hai điều về lạm phát như sau:
- Thứ nhất, việc trái cây thường tăng giá vào dịp lễ Tết sau đó trở về giá bình thường vào các ngày khác thì có gọi là lạm phát hay không? Thì câu trả lời sẽ là “không” bạn nhé. Bởi vì lạm phát phải tính trong thời gian dài. Và nó sẽ tăng đều đặn và ổn định chứ không tăng lên rồi lại giảm xuống một cách thất thường như vậy.
- Thứ hai, hôm nay bạn thấy thịt lợn lên giá nhưng thịt gà thì lại giảm giá. Vậy thì lạm phát trong trường hợp này là lên hay xuống? Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn phải nhớ rằng: lạm phát được tính bình quân dựa vào rất nhiều mặt hàng. Nếu so với thời gian trước, các mặt hàng này tăng giá tức là lạm phát tăng và ngược lại. Thế nên nếu chỉ 1, 2 mặt hàng tăng hoặc giảm giá thì không thể kết luận rằng lạm phát lên hay xuống được.
Ví dụ minh họa cách tính lạm phát
Giả sử ngày nào bạn cũng đi chợ và mua các loại lương thực bao gồm: gạo (3kg), rau (1kg), cá (2kg), thịt (1kg), dầu ăn (1 lít).
Bảng giá các loại lương thực này qua các năm được thể hiện bên dưới:
Gạo (kg) | Rau (kg) | Cá (kg) | Thịt (kg) | Dầu ăn (lít) | |
2019 | 10.000 | 10.000 | 30.000 | 100.000 | 50.000 |
2020 | 15.000 | 10.000 | 40.000 | 120.000 | 45.000 |
Như vậy, tổng số tiền bạn phải bỏ ra để mua các loại thực phẩm này qua các năm là:
- Năm 2019: 3 x 10.000 + 1 x 10.000 + 2 x 30.000 + 1 x 100.000 + 1 x 50.000 = 250.000 đồng
- Năm 2020: 3 x 15.000 + 1 x 10.000 + 2 x 40.000 + 1 x 120.000 + 1 x 45.000 = 300.000 đồng
Vậy số tiền mua hàng hóa này đã tăng lên 50 nghìn đồng chỉ sau một năm. Hay nói cách khác, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là (50/250) x 100 = 20%.
Có mấy loại lạm phát?
Lạm phát có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau, dựa trên tỷ lệ lạm phát và tính chất của lạm phát.
Dựa trên tỷ lệ lạm phát:
- Lạm phát tự nhiên (hay còn gọi là lạm phát vừa phải): Tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm. Mức độ lạm phát này được coi là an toàn và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 100%/năm. Ở mức độ này, lạm phát bắt đầu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân.
- Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trên 100%/năm. Đây là mức độ lạm phát cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến sụp đổ nền kinh tế và hỗn loạn xã hội.
Dựa trên tính chất của lạm phát:
- Lạm phát dự kiến
- Lạm phát không dự kiến
Công thức tính lạm phát
Tính lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Đối với ví dụ trên thì lạm phát chỉ tính đơn giản dựa trên lượng hàng hóa của một hộ gia đình. Tuy nhiên, để tính lạm phát của một quốc gia thì sẽ cần đến hơn 600 loại hàng hóa khác nhau. Chính vì vậy, để đơn giản hơn nhà nước sẽ chọn ra những loại hàng hóa mang tính thiết yếu, được nhiều người dân thường xuyên sử dụng để tính ra một loại chỉ số. Chỉ số này được gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Như vậy, ta có công thức tính lạm phát như sau:
Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100
Giả sử chỉ số CPI năm 2019 và 2020 lần lượt là 98 và 105.
Như vậy, áp dụng công thức trên, ta có tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là: (105 / 98) x 100 = 107,14%
Tính lạm phát dựa theo chỉ số giảm phát GDP
Ngoài cách tính lạm phát bằng CPI như trên, ta còn có thể tính lạm phát dựa theo chỉ số giảm phát GDP.
Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ được tính như sau:
Tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 = [(Chỉ số giảm phát GDP năm 2020 – Chỉ số giảm phát GDP năm 2019) / Chỉ số giảm phát GDP năm 2019] x 100
Giả sử chỉ số giảm phát GDP năm 2020 và năm 2019 lần lượt là 98 và 105.
Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là: [(105 – 98) / 98] x 100 = 7,14%
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát
Để tính tỷ lệ lạm phát thì ta cần quan tâm đến hai yếu tố:
- Một là giá cả hàng hóa,
- Hai là số lượng hàng hóa được mua.
Nếu thay đổi một trong hai yếu tố thì tỷ lệ lạm phát đều sẽ bị ảnh hưởng.
Ví dụ: Thay vì mua 2kg cá như ví dụ minh họa trên thì chúng ta sẽ chỉ mua 1kg. Lúc này, chỉ số lạm phát của năm 2020 so với năm 2019 sẽ là 18,18% (thay vì 20%).
Như vậy, cùng là cách tính, cùng là mức giá tăng giảm như nhau, nhưng nếu thay đổi số lượng mua thì chỉ số lạm phát sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, nếu muốn giảm tỷ lệ lạm phát, ta chỉ cần giảm lượng mua mặt hàng tăng giá và tăng lượng mua mặt hàng giảm giá là được.
Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản nhất mà bất kỳ người nào cũng cần biết về lạm phát. Lạm phát là một yếu tô không thể tránh khỏi trong nền kinh tế, nhưng bạn có thể làm chủ tài chính của mình bằng cách đầu tư thông minh. Công thức tính lạm phát có thể ảnh hưởng đến sức mua và giá trị tài sản, nhưng đầu tư đúng cách, bạn có thể bảo vệ và gia tăng tài sản vượt qua sự biến động của thị trường.
Mở tài khoản tại DNSE để có thể tận hưởng những lợi ích vượt trội như:
- Miễn phí giao dịch trọn đời: Giảm thiểu chi phí đầu tư, giúp bạn bảo vệ lợi nhuận khỏi ảnh hưởng của lạm phát.
- Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mới: Nền tảng vững chắc cho hành trình đầu tư
- Công cụ đầu tư mạnh mẽ: Với Ensa AI, Tranding ideas, Học và SENSES, bạn sẽ được cung cấp phân tích sâu sắc về thị trường, giúp tối ưu hóa quyết định và bảo vệ tài sản khỏi ảnh hưởng của lạm phát.
Đừng để lạm phát giảm giá trị tài sản của bạn! Hãy mở tài khoản DNSE ngay hôm nay để bắt đầu đầu tư thông minh và bảo vệ tương lai tài chính của bạn.