Chứng khoán | 20/12/2021

Đáo hạn phái sinh là gì? Giải thích và ví dụ về đáo hạn phái sinh

Đáo hạn phái sinh là một thuật ngữ đặc biệt chỉ có trong thị trường chứng khoán phái sinh. Khác với chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh sẽ có ngày đến hạn – thời điểm mà dù nhà đầu tư muốn hay không đều phải “kết toán” những chứng khoán mà mình đang giữ. Vậy thì đáo hạn phái sinh là gì và nó hoạt động như thế nào, hãy để DNSE sẽ giải thích đầy đủ và dễ hiểu nhất cho các nhà đầu tư nhé!

Đáo hạn phái sinh là gì?

Khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư sẽ mua các hợp đồng phái sinh. Mỗi hợp đồng này sẽ có một ngày hết hạn hợp đồng. Ngày đó được gọi là ngày “đáo hạn hợp đồng phái sinh”. 

Tìm hiểu về đáo hạn phái sinh
Tìm hiểu về đáo hạn phái sinh

Đây sẽ là ngày cuối cùng hợp đồng có hiệu lực. Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán các hợp đồng phái sinh cho đến hết hạn giao dịch. Nếu nhà đầu tư không chủ động từ trước, trong ngày này vị thế sẽ được đóng tự động.

Ví dụ cho hợp đồng tương lai VN30F1M – hợp đồng tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn một tháng. Nếu nhà đầu tư kỳ vọng trong một tháng tới chỉ số VN30 sẽ tăng, họ đi mua hợp đồng tương lai VN30F1M với giá hiện tại là 1,527.15 ngày sau, chỉ số VN30 tăng lên mức 1,530 điểm, theo đúng kỳ vọng của nhà đầu tư. Lúc bấy giờ nhà đầu tư có thể mua thêm một hợp đồng VN30F1M nữa nếu kỳ vọng chỉ số VN30 vẫn tiếp tục tăng điểm. Vào ngày thứ 30 khi hợp đồng đáo hạn, chỉ số VN30 đạt 1,535 điểm thì hai hợp đồng của nhà đầu tư sẽ tự động đáo hạn ở mức giá 1,535.

Ngược lại, nếu ở ngày thứ 15 chỉ số VN30 giảm xuống mức 1,520, nhà đầu tư có thể đóng vị thế mua bằng cách mở một vị thế bán hợp đồng VN30F1M. Nếu vẫn có kỳ vọng rằng chỉ số VN30 sẽ tăng trong thời gian tới, bạn có thể tiếp tục mở vị thế mua hợp đồng tương lai với thời gian đáo hạn khác như VN30F2M (kỳ hạn 2 tháng). 

Thời điểm đáo hạn phái sinh

Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp. Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều nêu cụ thể ngày đáo hạn. Vào ngày đó, các giao dịch của hợp đồng sẽ ngừng lại và chuyển thành tiền mặt.

Ngày đáo hạn phái sinh (Được khoanh đỏ)
Ngày đáo hạn phái sinh (Được khoanh đỏ)

Ngày này được quy định là thứ Năm lần thứ 3 trong tháng đáo hạn hợp đồng. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất. Nhà đầu tư có thể truy cập vào trang Bảng giá phái sinh của DNSE để tra cứu ngày đáo hạn phái sinh cho các hợp đồng đang có liệu lực.

Ví dụ về thời điểm đáo hạn phái sinh

Lịch đáo hạn phái sinh năm 2021 - Nguồn Vietstock
Lịch đáo hạn phái sinh năm 2021 – Nguồn Vietstock

Như ví dụ trên hình, vào quý 3 năm 2021 đã diễn ra ba phiên giao dịch đáo hạn phái sinh trong các tháng 7, 8, 9 như sau:

  • Trong tháng 7 năm 2021, ngày đó rơi vào 15/07 với mã hợp đồng tương lai là VN30F2107. Ngày giao dịch đầu tiên là ngày 21/05 và ngày giao dịch cuối cùng là ngày 15/07. Đến ngày tiếp theo (16/07),  tất cả các hợp đồng phái sinh đã kết thúc giao dịch sẽ được thanh lý bằng tiền, đây gọi là ngày thanh toán cuối cùng.
  • Ngày đáo hạn phái sinh tháng 8 năm 2021 là ngày 19/08 đối với hợp đồng VN30F2108. Các giao dịch cho hợp đồng này sẽ được bắt đầu từ ngày 18/06. Ngày 19/08 là ngày đáo hạn hợp đồng. Ngày thanh toán cuối cùng rơi vào 20/08.
  • Tương tự, trong tháng 9 năm 2021 là ngày 16/09 với mã hợp đồng tương lai VN302109. Ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng này bắt đầu từ rất sớm – ngày 22/01. Đến hết ngày 16/09, hợp đồng sẽ ngừng mua bán. Ngày liền kề sau đó sẽ là ngày thanh toán cuối cùng.

Kết luận

Mong là những giải thích, ví dụ về đáo hạn phái sinh này bổ sung thêm kiến thức cho bạn. DNSE hi vọng các nhà đầu tư mới gia nhập chứng khoán phái sinh sẽ không còn bỡ ngỡ. Nếu bạn có ít kinh nghiệm trong đầu tư phái sinh thì bạn có thể thử đầu tư chứng khoán phái sinh với tài khoản demo trên Entrade để có thêm những ý tưởng về những điều nên làm trong ngày đặc biệt này nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Trần Kim Phượng

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan