Kinh tế | 13/01/2024

David Einhorn là ai? Sự ra đời của hiệu ứng Einhorn

Nhà sáng lập Quỹ đầu tư Greenlight Capital – David Einhorn nổi tiếng với phong cách đầu tư giá trị. Vậy David Einhorn là ai? Và chiến lược của vị tỷ phú này có gì đặc biệt? Sự ra đời của hiệu ứng Einhorn như thế nào? Ngay sau đây hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết sau đây.

David Einhorn là ai?

David Einhorn nổi tiếng với phong cách đầu tư giá trị.
David Einhorn nổi tiếng với phong cách đầu tư giá trị.

David Einhorn là nhà quản lý quỹ phòng hộ hàng đầu, nhà đầu tư Mỹ và là người sáng lập và chủ tịch Capital – một “quỹ phòng hộ định hướng giá trị ngắn hạn”.

Ông tốt nghiệp Đại học Cornell trước khi thành lập Greenlight Capital vào năm 1996. Vào năm 2013, Einhorn được đưa vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới” của tạp chí Times. Theo Investopedia, giá trị tài sản ròng của ông rơi vào khoảng 1.5 tỷ USD vào tháng 6 năm 2019.

Chiến lược đầu tư của tỷ phú David Einhorn 

Tránh xa thua lỗ

Theo tỷ phú David Einhorn, mục đích chính của bất kỳ nhà đầu tư nào là không để thua lỗ trước khi kiếm được bất kỳ khoản tiền lời nào. Bởi vậy, trước bất kỳ một khoản đầu tư nào, nhà đầu tư nên phân tích kỹ lưỡng công ty, doanh thu, báo cáo tài chính, tránh nghe theo cảm xúc hay lời người khác mách bảo. Chỉ có như vậy mới là cách đầu tư bền vững, tránh xa thua lỗ.

Tính kiên trì

David nói rằng, để đạt được lợi nhuận nhà đầu tư sẽ mua tài sản sau đó chờ đợi giá tốt để bán ra. Vì vậy, tính kiên trì đóng một vài trò vô cùng quan trọng, đặc biệt bạn không nên để cảm xúc chi phối khi thị trường “xuống dốc” hoặc chuyển biến xấu.

Giảm đòn bẩy

Đòn bẩy tài chính chính là công cụ giúp nhà đầu tư gia tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách đầu tư từ nguồn vốn đi vay. Thực tế, đây vẫn là cách một số nhà đầu tư lựa chọn để có thể thu được lợi nhuận lớn với phần vốn bỏ ra nhỏ. Tuy nhiên mặt trái, khi thua lỗ xảy ra bạn có thể phải đối mặt với nhiều áp lực về tài chính trên cả thị trường chứng khoán và nguồn vốn vay.

Đừng đầu tư quá mạo hiểm

Chiến lược đầu tư của tỷ phú David Einhorn
Chiến lược đầu tư của tỷ phú David Einhorn

Đúng, việc đầu tư vào chứng khoán và bất kỳ kênh nào khác sẽ luôn có những rủi ro và không có gì là chắc chắn. Đầu tư mạo hiểm có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng có thể dẫn đến mất tiền nhanh chóng. Quan trọng, nhà đầu tư cần kiểm soát tốt mức độ rủi ro có thể chấp nhận được trước khi xuống tiền.

Kế hoạch đầu tư rõ ràng

Kế hoạch đầu tư chứng khoán rõ ràng giúp bạn hướng dẫn việc đầu tư của mình một cách có hệ thống, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Dưới đây là một số bước giúp bạn xây dựng kế hoạch đầu tư chứng khoán:

  • Xác định mục tiêu đầu tư: Trước hết, bạn cần phải rõ ràng về mục tiêu của mình. Bạn muốn đạt được lợi nhuận trong bao lâu? Bạn đầu tư cho mục tiêu gì, như nghỉ hưu, mua nhà, học vấn cho con cái?
  • Xác định mức độ chấp nhận rủi ro: Mỗi người có một mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tuổi, tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư và tính cách cá nhân.
  • Phân bổ tài sản: Dựa vào mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro, bạn cần quyết định tỷ lệ phân chia giữa các loại tài sản như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, tiền mặt…
  • Nghiên cứu và lựa chọn cổ phiếu: Khi bạn đã xác định được phạm vi đầu tư, hãy bắt đầu nghiên cứu các cổ phiếu cụ thể. Điều này đòi hỏi việc phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và theo dõi tin tức thị trường.
  • Thiết lập chiến lược đầu tư: Bạn cần quyết định thời điểm mua và bán cổ phiếu, cũng như cách tiếp cận khi thị trường gặp biến động.
  • Xác định điểm dừng lỗ (Stop-loss): Để giảm thiểu rủi ro, bạn cần thiết lập một mức giá nếu cổ phiếu giảm xuống bạn sẽ bán ra, từ đó giảm thiểu mất mát.
  • Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch: Định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần, bạn nên xem xét lại kế hoạch đầu tư của mình. Thị trường, tình hình tài chính cá nhân và mục tiêu có thể thay đổi, và kế hoạch của bạn cũng cần phải thích nghi.

2 vụ bán khống cổ phiếu thế kỷ và sự ra đời của hiệu ứng Einhorn

David Einhorn và 2 vụ bán khống cổ phiếu thế kỷ

  • Allied Capital (2002): Trước đó vào năm 2002, David Einhorn đã bán khống cổ phiếu của công ty đầu tư đa dạng Allied Capital. Anh ta đã công bố một báo cáo dài hạn về tình hình tài chính của Allied Capital, chỉ ra rằng công ty này đã thực hiện các hành vi kế toán không hợp lý và có nhiều vấn đề về giá trị tài sản. Cuối cùng, Allied Capital phải đối mặt với sự kiểm toán và phải thực hiện các biện pháp cải cách trong tài chính và quản lý.
  • Lehman Brothers (2007): Trước khủng hoảng tài chính năm 2008, David Einhorn và công ty quản lý quỹ của mình – Greenlight Capital đã nổi tiếng với vụ bán khống cổ phiếu của Lehman Brothers. Đây là một trong những ngân hàng đầu tiên và lớn nhất bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng tài chính. Einhorn đã phân tích và chỉ ra rằng Lehman Brothers có nhiều vấn đề về tài chính và không thể sống sót được trong bối cảnh đó. Cuối cùng, dự đoán của anh ta đã chứng minh đúng, và Lehman Brothers đã phá sản vào năm 2008, gây ra làn sóng khủng hoảng toàn cầu.

Hiệu ứng Einhorn là gì?

Hiệu ứng Einhorn là việc giá cổ phiếu của một công ty đại chúng có xu hướng giảm mạnh ngay sau khi nhà quản lý quỹ phòng hộ David Einhorn công khai vị thế bán trên cổ phiếu của công ty đó. 

Bên cạnh đó, hiệu ứng Einhorn cũng có thể xảy ra ngược lại khi Einhorn không còn đề cập đến công ty mà trước đó Einhorn đã từng nhận định là có thể giảm. Nếu chủ thể là những nhà đầu tư trông đợi nghe tin xấu từ Einhorn nhưng không nhận được thông tin, thì đó được coi là dấu hiệu tích cực và giá cổ phiếu có thể tăng lên.

Tuy nhiên, những tuyên bố tích cực từ của Einhorn về các doanh nghiệp không phải là nguyên nhân giúp đẩy giá cổ phiếu lên. Trên thực tế, hiệu ứng Einhorn thông thường chỉ áp dụng cho những loại cổ phiếu mà Einhorn đã nắm và công khai về vị thế bán này.

Phẩm chất tốt nhất mà tỷ phú David Einhorn sở hữu khi giao dịch là tính kiên trì. Đây là tính cách đã giúp vị tỷ phú này nhân lên số tiền của mình. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu hơn về David Einhorn là ai, cũng như chiến lược đầu tư đầy hiệu quả mà ông áp dụng.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan