Doanh nghiệp | 28/12/2023

Doanh nghiệp được gì và mất gì khi IPO 

IPO là gì? Doanh nghiệp, nhà đầu tư được gì khi một công ty bán cổ phiếu ra đại chúng? Tại sao đây lại là cơ hội cho nhà đầu tư? Hãy cùng DNSE tìm hiểu các kiến thức cơ bản về IPO và quyền lợi của các doanh nghiệp khi lên IPO trong bài viết dưới đây.

 IPO là gì? 

Tìm hiểu về IPO
Tìm hiểu về IPO

IPO (Initial public offering) được biết đến là hoạt động chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của doanh nghiệp.  

Đối với doanh nghiệp, việc chào bán cổ phần ra công chúng có thể giúp tiếp cận đến lượng vốn lớn. Lượng vốn này sẽ giúp ích cho việc phát triển của doanh nghiệp mà không tạo ra áp lực phải đi vay cho công ty.  

Trái lại, việc chuyển công ty tư nhân, công ty cổ phần thành công ty đại chúng lại kèm theo rất nhiều điều kiện mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Đôi khi đó lại là trở ngại của những người sáng lập ra những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. 

Doanh nghiệp phải làm gì nếu muốn IPO? 

Theo quy định trong Luật Chứng khoán 2019, doanh nghiệp khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cần đáp ứng một số yêu cầu, trong đó: 

  • Có số vốn điều lệ đã góp ở thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.  
  • Hoạt động kinh doanh trong 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký phải có lãi và không có lỗ luỹ kế đến năm đăng ký chào bán. 
  • Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. 

Ngoài các điều kiện trên, doanh nghiệp còn cần đáp ứng một số điều kiện khác về phong toả số tiền và kế hoạch sử dụng khoản tiền huy động được từ chào bán cổ phiếu.  

Ai được lợi khi doanh nghiệp IPO? 

Ai được lợi khi IPO? Câu hỏi nhiều người quan tâm
Ai được lợi khi IPO? Câu hỏi nhiều người quan tâm

Hiệu quả lớn nhất cho doanh nghiệp khi IPO là có được lượng vốn lớn, cần thiết cho việc sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Đó có thể là vốn cho mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới hay chi phí cho hạ tầng.  

Việc huy động vốn này cũng mang lại hiệu quả tài chính tốt hơn nhiều so với những phương pháp khác như đi vay, phát hành trái phiếu. 

Khi phát hành cổ phiếu mới và có thêm cổ đông, doanh nghiệp cũng sẽ có thêm cơ hội mới. Đặc biệt khi có thêm cổ đông lớn là tổ chức. Các cổ đông này có thể mang tới cơ hội hợp tác, kinh nghiệm quản trị, vận hành hoặc thậm chí là sản phẩm mới cho doanh nghiệp. 

Ngoài chính công ty, các nhân viên của họ cũng có cơ hội được lợi từ việc IPO. Thông thường khi IPO, các công ty sẽ có chính sách ESOP (Employee Stock Ownership Plan – Kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động). Nhân viên của công ty có thể được thưởng cổ phiếu (có giới hạn điều kiện) hoặc được mua cổ phiếu ở mức giá ưu đãi.  

Nhà đầu tư hiện hữu hoặc những nhà đầu tư sẽ có cơ hội hưởng lời tốt nhất từ cổ phiếu của họ vì giá mua ban đầu thường thấp hơn nhiều giá của cổ phiếu khi giao dịch. 

Với thị trường, việc có thêm một mã mới niêm yết đồng nghĩa với có thêm lựa chọn cho nhà đầu tư mở rộng danh mục của họ.  

Tại sao doanh nghiệp không muốn IPO? 

Dù có hàng loạt lợi ích nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng muốn IPO. 

Rào cản đầu tiên khiến các doanh nghiệp không muốn hoặc không thể IPO nằm ở các quy định điều kiện. Không phải doanh nghiệp nào muốn IPO cũng có thể đáp ứng được điều kiện được quy định.Việc quy định chặt chẽ về các điều kiện để IPO như số vốn đã góp, cơ cấu cổ đông, tình hình kinh doanh trong những năm gần nhất sẽ tạo ra bộ lọc để nhà đầu tư có thể chọn ra doanh nghiệp có tiềm năng hơn. 

Khi trở thành doanh nghiệp đại chúng, công ty cũng phải có những thay đổi về mô hình quản trị. Theo đó, hội đồng quản trị của công ty phải có ít nhất 1/3 thành viên độc lập. Các thành viên trong hội đồng quản trị và ban kiểm soát cũng sẽ phải đáp ứng thêm một số quy định khác, trong đó có cả việc phải công bố thông tin cá nhân. Các quyết định quan trọng của công ty sẽ phải được đại hội cổ đông thông qua. Như vậy, việc vận hành công ty sẽ phải chặt chẽ và không linh hoạt như trước khi IPO. 

Ngoài ra công ty đại chúng cũng cần phải công bố thông tin và có các báo cáo theo quy định của Luật Chứng khoán. Công ty sẽ cần lập website để công bố thông tin, công bố thông tin qua hệ thống công bố của UBCKNN và cần bổ nhiệm người được thực hiện công bố thông tin.  

Bên cạnh những vấn đề trên, còn có một lý do khác đó là bản thân doanh nghiệp, người sáng lập không muốn thay đổi trong quản trị, vận hành hay có thêm cổ đông.  

Tuy nhiên nếu đã vượt qua các trở ngại trên, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sẵn sàng cho mọi thay đổi và cũng đã có nền tảng để đón nhận nhà đầu tư. Đây cũng là cơ hội cho nhà đầu tư có thể sớm tham gia mua cổ phiếu để đạt được lợi nhuận ngay khi cổ phiếu được giao dịch chính thức.  

Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào công ty Chứng khoán Công nghệ số 1 Việt Nam – Công ty Chứng khoán DNSE tại đây.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan