Tài chính - Ngân hàng | 20/01/2023
Đóng băng tài khoản là gì? Nguyên nhân tài khoản bị đóng băng
Đóng băng tài khoản đồng nghĩa với việc không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào. Việc này được ngân hàng và các cơ quan tài chính làm nên để ngưng hoạt động của một tài khoản ngân hàng hoặc tài chính. Vậy đóng băng tài khoản có đặc điểm gì? Cách mở tài khoản đóng băng như thế nào?
Đóng băng tài khoản là gì?
Đóng băng tài khoản là hành động của ngân hàng nhằm ngăn chặn các giao dịch tiền ra như chuyển khoản, rút tiền, thanh toán hoá đơn của chủ tài khoản. Tài khoản đóng băng thường do lệnh của tòa án. Trong một số trường hợp tài khoản đóng băng được thực hiện bởi chính ngân hàng.
Trong lúc tài khoản bị đóng băng, các giao dịch sẽ bị giới hạn. Bạn vẫn có thể truy cập được vào tài khoản của mình nhưng sẽ không thể rút tiền, chuyển tiền khỏi tài khoản hay thanh toán dịch vụ/ hàng hóa từ thẻ cứng.
Một trong những nguyên nhân chính khiến tài khoản bị đóng băng là do chủ tài khoản có những hành động đáng ngờ như nợ quá hạn chưa thanh toán hoặc chủ động đóng băng tài khoản.
Đặc điểm của tài khoản bị đóng băng
- Tài khoản bị đóng băng sẽ không cho phép các giao dịch ghi nợ. Khi tài khoản rơi vào trong trạng thái này, chủ tài khoản không thể thực hiện giao dịch rút tiền, mua hoặc chuyển khoản, thanh toán, ủy quyền thanh toán,….
- Những biến động về tiền gửi sẽ được bảo lưu. Trong thời gian bị đóng băng tài khoản, nếu có người chuyển khoản, chuyển tiền cho bạn thì số tiền vẫn sẽ được ghi nhận
- Không có bất kỳ quy định nào về thời gian cho một tài khoản đóng băng. Tài khoản đóng băng thường được dỡ bỏ khi chủ tài khoản đáp ứng các điều kiện của việc đóng băng.
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc tài khoản bị đóng băng nên tốt nhất nếu không nắm chắc lý do thì bạn nên đến ngân hàng để được sử lý nhanh nhất.
- Để xử lý tài khoản bị đóng băng, trước tiên ngân hàng và công ty đầu tư phải nhận lệnh của tòa án. Khi ngân hàng nhận được lệnh sẽ ngay lập tức bị ràng buộc về mặt pháp lý và khóa tài khoản ngay lập tức. Không bắt buộc phải thông báo cho chủ tài khoản về lệnh tài khoản đóng băng.
- Tổ chức có thể tạm thời khóa tài khoản trong một số trường hợp nhất định. Lúc này, sẽ không cần tới phán quyết từ tòa án.
Những nguyên nhân khiến tài khoản bị đóng băng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tài khoản bị đóng băng như:
- Chủ tài khoản vẫn chưa giải ngân các khoản thanh toán đã đến hạn.
- Chủ tài khoản có những hành vi vi phạm, gian lận cũng khiến cho tài khoản bị đóng băng.
- Nếu phát hiện thấy hoạt động của tài khoản thuộc trường hợp đặc biệt hoặc không tuân thủ, các ngân hàng có thể đóng băng tài khoản. Ví dụ hoạt động đáng nhờ như rút hoặc chuyển khoản đột ngột sang tài khoản ở nước ngoài.
- Trong trường hợp chủ sở hữu qua đời nhưng vẫn chưa xác định được tên của người thừa kế hay quản vị viên cho gia tài của người quá cố, tài khoản cũng có thể bị đóng băng.
- Việc khóa tài khoản trong vòng 90 ngày được thực hiện để ngăn chặn hành vi tự do của những nhà đầu tư cố gắng mua và bán chứng khoán nhưng không thanh toán đầy đủ. Trong suốt thời gian đóng băng, nhà đầu tư có thể tiếp tục mua chứng khoán. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải thanh toán đầy đủ cho các giao dịch vào ngày họ thực hiện.
- Nguyên nhân khiến tài khoản bị đóng băng cũng có thể là do cá nhân bị phát hiện đồng lõa trong một số hành vi tội phạm nhất định. Nếu nghi ngờ thấy hoạt động bất hợp pháp, ngân hàng hoặc tòa án pháp luật sẽ khóa tài khoản.
- Chủ tài khoản có thể đưa ra yêu cầu ngân hàng hoặc tổ chức đóng băng tài khoản của mình.
Cách mở tài khoản đóng băng
Tài khoản bị đóng băng không phải kéo dài vĩnh viễn nên hoàn toàn có thể mở lại tài khoản bằng cách thực hiện các bước sau:
- Xác định lý do tài khoản bị đóng băng: Hãy chủ động liên lạc ngay với ngân hàng hoắc các cơ quan tài chính để nắm rõ nguyên nhân vì sao bạn bị đóng băng tài khoản. Bạn nên chủ động cung cấp thêm thông tin và giải thích về các hoạt động gần nhất trên tài khoản.
- Xử lý tác nhân gây ra việc đóng băng:
- Nếu bạn bị đóng băng tài khoản do nợ, bạn nên tất toán các khoản nợ còn lại để giải quyết triệt để vấn đề này.
- Nếu là do các hành động không đúng pháp luật, bạn nên chấp hành và tuân thủ đúng theo các yêu cầu của cơ quan quản lý tài chính.
- Nếu bạn bị nghi ngờ là có các hoạt động bất hợp pháp, hãy cung cấp những bằng chứng xác thực đầy đủ nhằm chứng minh hoạt động của mình là bình thường.
Sau đó, các cơ quan chức năng sẽ xem xét và đánh giá tính hợp lệ của bằng chứng. Ngay sau khi kết thúc điều tra, tài khoản của bạn sẽ được mở lại. Lưu ý, hãy thực hiện ngay tất cả những điều này để tránh trường hợp bạn bị giới hạn thời gian để yêu cầu bồi thường.
- Liên hệ ngay với các cơ quan có thẩm quyền: Nếu bạn nhận được yêu cầu đóng băng tài khoản từ cơ quan có thẩm quyền như tòa án thì cần liên hệ ngay với cơ quan đó để xin được giải quyết tình huống và tuân thủ theo các quyết định của họ. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các văn phòng luật sư để được tư vấn pháp lý về việc này.
- Chủ động cung cấp tài liệu, thông tin và chứng cứ: Bạn cần phải cung cấp đầy đủ các chứng từ, tài liệu và thông tin theo yêu cầu từ ngân hàng hoặc cơ quan tài chính để chứng mình tính hợp pháp và chính đáng của tài khoản.
- Hợp tác và kiên nhẫn: Xử lý tình trạng đóng băng tài khoản có thể mất một khoảng thời gian nên bạn cần có sự kiên nhẫn và thái độ hợp tác với cơ quan điều tra. Hãy luôn nắm rõ tiến độ và tiến hành giải quyết một cách hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề liên quan tới đóng băng tài khoản. DNSE hy vọng chia sẻ ở bài viết mang tới cho quý vị độc giả nhiều thông tin bổ ích!