Phân tích kỹ thuật | 08/02/2023
Đường EMA là gì? Giao dịch đầu tư cùng đường EMA
Đường EMA là một chỉ báo kỹ thuật được đánh giá khá hiệu quả với các giao dịch ngắn hạn. Đây chắc hẳn không còn quá xa lạ với những nhà đầu tư phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ báo này không quá phổ biến với những nhà đầu tư F0. Vậy đường EMA là gì? Ưu và nhược điểm của chỉ báo này, ý nghĩa cũng như cách giao dịch của chỉ báo sẽ có trong bài viết dưới đây.
Đường EMA là gì?
Đường EMA – đường trung bình động lũy thừa (Exponential Moving Average) là một chỉ báo phản ánh sự biến động của nến giá theo cấp số nhân. Chỉ báo giúp nhà đầu tư theo dõi tín hiệu giao dịch thông qua sự cắt lên hay xuống nến giá của chỉ báo.
Chỉ báo đường trung bình động lũy thừa có sự nhạy cảm với các tin tức ngắn hạn hơn so với SMA (đường trung bình động giản đơn). Khi đã hiểu đường EMA là gì, chỉ báo này có thể giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường trong ngắn hạn và các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ.
Công thức tính EMA
Công thức tính:
EMA = Giá đóng cửa x hệ số nhân + EMA (phiên giao dịch trước) x (1 – hệ số nhân)
Để chọn giá trị trong việc tính toán chỉ báo EMA có 2 cách:
- Cách thứ nhất: Tạo trung bình giản đơn của số cố định đầu tiên và dùng giá trị này tính toán đường EMA.
- Cách thứ hai: Sử dụng dữ liêu đầu tiên (giá đóng cửa của phiên giao dịch) làm giá trị đầu tiên để tính chỉ báo.
Ưu nhược điểm của đường EMA
Ưu điểm:
- Chỉ báo nhạy cảm với các tin tức ngắn hạn của thị trường, qua đó giúp nhà đầu tư có thể phản ứng kịp thời.
- Xu hướng của nến giá được phản ánh rõ rệt thông qua độ dốc của chỉ báo.
- Chỉ báo có độ chính xác cao bởi dữ liệu được theo dõi mới nhất trên thị trường.
Nhược điểm:
- Chỉ báo dễ bị nhiễu tín hiệu do sự nhạy cảm với các tin tức trên thị trường.
- Khi lựa chọn các đường EMA dài như 100, 200,.. nhà đầu tư dễ bị mất các cơ hội ngắn hạn trên thị trường.
Ý nghĩa của đường EMA
Những ý nghĩa sau đây của chỉ báo sẽ giúp nhà đầu tư nhiều trong giao dịch:
Xác định xu hướng giá
- Đường EMA dốc lên thể hiện nến giá đang trong xu hướng tăng.
- Ngược lại, chỉ báo dốc xuống thể hiện thị trường đang trong đà giảm.
- Trong trường hợp chỉ báo đi ngang, điều này thể hiện thị trường đang trong xu hướng tích lũy chờ cơ hội.
Xác định điểm vào lệnh
- Khi đường EMA cắt lên đường giá được xem là thời điểm thích hợp mua cổ phiếu.
- Ngược lại, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán khi chỉ báo cắt xuống đường giá.
Xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Đường EMA cắt lên và xuống nến giá tạo thành các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Khi đó:
- Khi thị trường đang trong xu hướng tăng và đường EMA nằm dưới nến giá, sau đợt tăng mạnh trước đó, nến giá tiến hành điều chỉnh giảm; nếu nến giá bật tăng lại trước khi chạm vào chỉ báo, đây được xem là đường hỗ trợ.
- Khi thị trường đang trong xu hướng giảm và chỉ báo nằm trên nến giá, sau đợt giảm sẽ có giai đoạn hồi phục của cổ phiếu; nếu nến giá đảo chiều giảm trước khi chạm vào EMA, đây chính là kháng cự của cổ phiếu.
Cách giao dịch với đường EMA
Sau khi hiểu được ý nghĩa của chỉ báo, nhà đầu tư có thể ứng dụng vào giao dịch:
Nhà đầu tư thực hiện mua cổ phiếu khi:
- Đường EMA cắt lên đường giá kết hợp với khối lượng giao dịch cao. Đây sẽ là điểm vào lệnh hợp lý cho nhà đầu tư.
- Nến giá bật tăng khi nằm trên chỉ báo, đây sẽ là ngưỡng hỗ trợ cho nến giá. Nhà đầu tư có thể mua vào 50% khoản tiền dành cho cổ phiếu này để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận.
Nhà đầu tư thực hiện bán cổ phiếu khi:
- Chỉ báo cắt xuống đường giá cùng với khối lượng giao dịch cao; điều này dự báo nhà đầu tư nên bán cổ phiếu trước khi giá giảm sâu.
- Nến giá đảo chiều giảm khi nằm dưới chỉ báo, đường nằm trên đó chính là kháng cự của nến giá. Nhà đầu tư nên bán 80% nếu nến giá cao hơn đỉnh cũ; trong trường hợp nến giá thấp hơn đỉnh cũ, nhà đầu tư nến bán toàn bộ cổ phiếu đang nắm giữ để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận.
Kết luận
Sau khi đã hiểu đường EMA là gì, nhà đầu tư có thể ứng dụng vào giao dịch để có thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, chỉ báo này vẫn sẽ có sự sai sót bởi sự nhạy cảm trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo khác để có quyết định đầu tư tối ưu hơn.