Kinh tế | 25/05/2022

FDI là gì? Những điều cần biết về FDI

Nếu là một dân chứng khoán, cập nhật tình hình kinh tế mỗi ngày, có lẽ bạn đã thường nghe về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI. Vậy thực chất FDI là gì? Liệu FDI có tác động như thế nào đến tình hình phát triển của doanh nghiệp nói riêng cũng như của đất nước nói chung? Hãy cùng DNSE tìm hiểu và giúp các bạn có cái nhìn đúng hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với những đặc điểm và cách phân loại FDI nhé!

Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức ở một quốc gia vào một quốc gia khác bằng cách xây dựng các cơ sở kinh doanh, sản xuất,… Việc đầu tư trực tiếp này giúp các nhà đầu tư thu được các lợi ích bền vững từ việc đóng góp vốn vào việc quản lý các cơ sở đó. 

Những đặc điểm chính của FDI

  • Mục đích chính của FDI là hướng vào việc đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
  • Tùy vào từng quốc gia cụ thể sẽ có quy định về số vốn FDI tối thiểu mà các nhà đầu tư cần đóng góp để có quyền kiểm soát và điều hành.
  • Lợi nhuận từ FDI được tính dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.
  • Chủ yếu các hình thức đầu tư FDI đều kèm theo sự vượt trội về công nghệ nên năng suất làm việc được nâng cao rõ rệt.
  • Nhà đầu từ có thể tùy chọn lĩnh vực và địa điểm mình muốn đầu tư.

Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư

Tác động hai mặt của FDI
Tác động hai mặt của FDI

 Ưu điểm

  • Dòng vốn kinh doanh có tính ổn định cao, thời gian đầu tư kéo dài.  
  • Quá trình hoán đổi vốn thường gắn với cả việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh,…
  • Khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp 
  • Khuyến khích phát triển sản xuất trong nước  
  • Tăng ngân sách quốc gia và phát triển kinh tế 
  • Không gây nợ quốc gia

Nhược điểm

  • Dễ dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tư theo ngành hoặc khu vực 
  • Có thể là bãi rác của khoa học và công nghệ: du nhập công nghệ “lãng phí”, lạm dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh chóng 
  • Công ty trong nước là đối tượng “dễ bị tổn thương”. Lý do là bởi các công ty nước ngoài là một đối thủ có kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế mạnh nên có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn lên các công ty nội địa.

Các loại đầu tư nước ngoài FDI

Có những loại đầu tư nước ngoài FDI nào?
Có những loại đầu tư nước ngoài FDI nào?

Có ba loại đầu tư nước ngoài như sau:

FDI theo chiều ngang

Đây là hình thức doanh nghiệp tận dụng nguồn lực sẵn có để đầu tư vào một doanh nghiệp khác cùng ngành ở nước ngoài. Loại hình này hiện khá phổ biến. Nó có thể giúp công ty mẹ mở rộng quy mô và lợi nhuận.

Ví dụ, Zara có trụ sở tại Tây Ban Nha có thể đầu tư hoặc mua lại Fabindia – một công ty Ấn Độ sản xuất các sản phẩm tương tự như Zara. Loại hình này được phân loại là FDI theo chiều ngang vì cả hai công ty đều thuộc cùng một ngành hàng hóa và may mặc.

FDI theo chiều dọc

Đây là hình thức doanh nghiệp mua lại hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp bổ trợ cho doanh nghiệp chính ở một quốc gia khác.

Ví dụ, Samsung đầu tư một lượng vốn lớn vào Việt Nam để xây dựng các cơ sở sản xuất và lắp ráp phục vụ cho công ty mẹ.

FDI tập trung

Đây là hình thức đầu tư vào một công ty nước ngoài thuộc một ngành hoàn toàn khác so với công ty mẹ

Ví dụ, nhà bán lẻ Mỹ Walmart có thể đầu tư vào hãng sản xuất ô tô Ấn Độ TATA Motors.

Mối quan hệ của FDI với thị trường chứng khoán

Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường có thể làm tăng tính thanh khoản và thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Ngoài ra, tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn cũng giúp tăng kỳ vọng của nhà đầu tư và thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Bằng chứng thực nghiệm từ nghiên cứu của Singh (trích dẫn từ Ngân hàng Thế giới năm 1994, 1997) cho thấy nguồn vốn bên ngoài có vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước đang phát triển. Dòng vốn nước ngoài cao tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chuyển đổi và luân chuyển vốn trên thị trường chứng khoán.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn FDI là gì. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán hữu ích, hãy ghé thăm DNSE  thường xuyên nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan