Kinh tế | 11/07/2023

Financial Inclusion là gì, có vai trò gì đối với nền kinh tế?

Financial Inclusion là một thuật ngữ đang ngày càng được nhắc đến trong lĩnh vực tài chính và kinh tế. Vậy bạn đã biết chính xác Financial Inclusion là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời ngay nhé!

Financial Inclusion hay còn gọi là Tài chính toàn diện
Financial Inclusion hay còn gọi là Tài chính toàn diện

Financial Inclusion là gì?

Financial Inclusion (Tài chính toàn diện) là giải pháp thúc đẩy cá nhân, tổ chức, đặc biệt là người có thu nhập thấp được tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ tài chính hữu ích với giá phù hợp. Các dịch vụ này được cung cấp có trách nhiệm và bền vững.

Financial Inclusion cần thiết đối với nền kinh tế như thế nào?

Tài chính toàn diện đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường phát triển kinh tế, giảm bớt bất bình đẳng, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, và đảm bảo ổn định tài chính cho nền kinh tế.

Financial Inclusion đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia
Financial Inclusion đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia

Giảm bất bình đẳng

Nó làm giảm bớt khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội, giữa các khu vực địa lý. Mọi cá nhân và tổ chức được đảm bảo có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính. Từ đó, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh doanh, đầu tư vào giáo dục, sức khỏe,… cải thiện môi trường sống, tạo ra sự công bằng và tăng cường khả năng tham gia kinh tế và xã hội.

Khuyến khích sự tiết kiệm và đầu tư

Tài chính toàn diện khuyến khích việc tiết kiệm và đầu tư thông qua việc cung cấp các sản phẩm tài chính an toàn. 

Tăng cường ổn định tài chính

Việc mở rộng và đa dạng hóa hệ thống tài chính làm giảm sự phụ thuộc vào các tổ chức tài chính lớn, đồng thời giảm bớt tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế.

Xóa đói giảm nghèo

Bằng cách cung cấp dịch vụ tài chính như tài khoản ngân hàng, thanh toán di động,…. người nghèo có thể tiết kiệm, vay và quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, tín dụng dễ dàng tiếp cận cho doanh nghiệp nhỏ giúp tạo ra việc làm và thu nhập, góp phần vào phát triển cộng đồng, giúp giảm đói và nghèo một cách bền vững.

3 điểm cần lưu ý của Financial Inclusion

Các giải pháp Financial Inclusion được đề ra đều dựa trên 3 điểm chính
Các giải pháp Financial Inclusion được đề ra đều dựa trên 3 điểm chính

Để thực hiện có hiệu quả, các giải pháp Financial Inclusion được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính sau đây:

  • Dịch vụ thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính: Để tạo ra Financial Inclusion thì cần tạo ra một hệ thống thanh toán hiệu quả có sự kết hợp của các công nghệ như di động và internet. Đồng thời, cần phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các ngân hàng, điểm giao dịch, máy ATM và các cơ sở tài chính khác, đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng và thuận tiện cho mọi người.
  • Tài khoản ngân hàng và các sản phẩm tài chính khác: Việc sở hữu tài khoản ngân hàng được coi là cơ bản trong tài chính toàn diện. Đối với những người chưa có tài khoản ngân hàng, cần đưa ra các biện pháp để khuyến khích và tạo điều kiện cho việc mở tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, cần cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng người.
  • Bảo hiểm: Bảo hiểm đóng vai trò khá quan trọng trong Financial Inclusion bởi nó bảo vệ người dân và doanh nghiệp trong nhiều tình huống, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương.

Thúc đẩy Financial Inclusion tại Việt Nam

Việt Nam có thể thúc đẩy Financial Inclusion như thế nào để phát triển kinh tế?
Việt Nam có thể thúc đẩy Financial Inclusion như thế nào để phát triển kinh tế?

Để thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, một số chuyên gia đã đưa ra các gợi ý có thể thực hiện như sau:

  • Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tài chính: Nâng cao mạng lưới ngân hàng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở các khu vực nông thôn, biển đảo,… Đồng thời, xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua ví điện tử,… khuyến khích sử dụng tài khoản ngân hàng.
  • Phát triển sản phẩm tài chính phù hợp: Để đáp ứng nhu cầu về tài chính, các sản phẩm tài chính cần được thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận và có chi phí phù hợp với khả năng của người dân, đặc biệt là nhóm người có thu nhập thấp. 
  • Nâng cao hiểu biết cũng như kỹ năng tài chính của người dân, thông qua đó họ mới có thể hiểu và sử dụng các dịch vụ được cung cấp
  • Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Nâng cao năng lực giám sát của NHNN, Bộ Tài chính đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ
  • Hoàn thiện hạ tầng tài chính và hạ tầng thông tin viễn thông, chú trọng đến vấn đề an toàn thông tin.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới Financial Inclusion. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi DNSE để có thêm những kiến thức mới nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan