Tài chính - Ngân hàng | 09/11/2022

Giá Bid Ask – Những điều bạn cần biết

Giá Bid Ask là mức giá được gán cho các cặp tiền tệ hay kim loại quý trong giao dịch ngoại hối. Thuật ngữ này sẽ quen thuộc hơn cho những nhà giao dịch ngoại hối trên thị trường và ngân hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng và cách tránh mức giá này tác động đến.

Giá Bid Ask là gì?
Giá Bid Ask là gì?

Giá Bid Ask là gì?

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về giá Bid và giá Ask.

Giá Bid là giá mua vào của sàn giao dịch hay còn gọi là “giá chào mua”. Đơn giản đây là mức giá mà bạn đặt lệnh bán cho sàn giao dịch ngoại hối; khi đó, mức giá bạn bán cho sàn giao dịch sẽ được chốt là giá Bid.

VD: Cặp tiền tệ USD/VND ngày 2/11/2022 được chốt là 24.845đ/24.895đ. Giá Bid ở đây là 24.845đ. Nhà giao dịch chỉ bán được USD ở mức giá Bid này và không cao hơn.

Giá Ask hay còn gọi “giá chào bán” của sàn giao dịch. Khi bạn đặt lệnh mua cặp tiền tệ với mức giá mà sàn đưa ra; giá Ask là giá được khớp bởi lệnh mua của bạn.

VD: Cặp tiền tệ USD/VND ngày 2/11/2022 được đưa ra là 24.845đ/24.895đ. Giá Ask ở đây chính là 24.895đ. Nhà giao dịch chỉ có thể mua USD với mức giá Ask này và không thấp hơn.

Tìm hiểu về giá Bid Ask

Tìm hiểu giá Bid Ask
Tìm hiểu giá Bid Ask

Giá Bid Ask luôn đi đôi với nhau trong các cặp tiền tệ; không chỉ ngoại hối, các trang sức vàng bạc cũng có giá này; trong đó giá Bid là giá mà cửa hàng sẽ mua trang sức của bạn, giá Ask là giá mà cửa hàng trang sức bán cho người mua.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, giá Bid bằng với giá Ask; tuy nhiên, giá Bid không bao giờ cao hơn giá Ask. Một cặp tiền tệ trong một thời điểm sẽ có giá Bid và Ask chênh nhau. Mức chênh lệch này được gọi là phí Spread. Đây có thể xem là phí “giao dịch” của sàn giao dịch Forex hay là mức lợi nhuận cho bên nắm giữ số lượng lớn cặp tiền tệ đó; có thể kể đến ngân hàng, cửa hàng trang sức,..

Spread = Giá Ask – Giá Bid

So sánh giá Bid và giá Ask

Giống nhau: Đều là mức giá được đưa ra cùng một thời điểm của một cặp tiền tệ hay kim loại quý,..

Sự khác nhau Giá Bid Giá Ask
Khái niệm Là mức giá nhà giao dịch sẵn sàng bán ra thị trường. Là mức giá nhà giao dịch sẵn sàng mua từ thị trường.
Độ lớn Giá Bid nhỏ hơn giá Ask Giá Ask cao hơn giá Bid
Yếu tố đại diện Đây là mức giá cao nhất hiện tại mà bạn có thể bán Đây là mức giá thấp nhất hiện tại bạn có thể mua
Người giao dịch Người bán sẽ dùng giá Bid Người mua sẽ dùng giá Ask
Góc độ nhà môi giới Giá Bid là giá mua của nhà môi giới. Họ sẽ đưa ra mức giá cao nhất đối với người mua là nhà đầu tư. Giá Ask là giá bán của nhà môi giới. Họ sẽ tìm kiếm những cặp tiền tệ hay cổ phiếu giá thấp nhất.
Quy ước Khi giá Bid là 10$ x 100, có nghĩa người mua phải trả 10$ cho 100 cổ phiếu Khi giá Ask là 20$ x 150, người bán muốn bán với giá 20$ cho 150 cổ phiếu.

Các yếu tố gây ra ảnh hưởng đến giá Bid Ask

Trên thị trường giao dịch ngoại hối hay kim loại quý (vàng, bạc,…), có những yếu tố tác động trực tiếp đến mức Spread. Cụ thể các yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến độ chênh lệch.

Các yếu tố tác động giá Bid Ask
Các yếu tố tác động giá Bid Ask

Tính thanh khoản thị trường

Tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối hay kim loại quý dựa trên khả năng giao dịch các sản phẩm trên mà không tác động nhiều đến tỷ giá.

Tính thanh khoản tác động trực tiếp đến độ chênh lệch Spread; mức chênh lệch Spread là phần còn lại sau khi lấy giá Ask trừ giá Bid, đây cơ bản được xem là mức phí giao dịch cho người có nhu cầu về ngoại hối. Thanh khoản càng cao thì Spread càng nhỏ và ngược lại. 

Mức Spread của các cặp tiền tệ, kim loại quý như GBP/USD, EUR/USD, XAU/USD,… rất nhỏ vì tính thanh khoản cao. Nhà giao dịch ngoại hối sẽ ưa thích những cặp tiền tệ hay kim loại quý này vì mức phí giao dịch từ Spread sẽ thấp hơn.

Các cặp tiền tệ có thanh khoản giao dịch thấp như USD/TRY, USD/HUF,… thì mức chênh lệch Spread sẽ khá cao. Nhà giao dịch ngoại hối hạn chế giao dịch các cặp tiền tệ này bởi mức phí từ Spread sẽ khá cao. 

Thị trường vĩ mô

Những biến động về các yếu tố lãi suất, lạm phát, chính trị,…gây ảnh hưởng đến mức chênh lệch tỷ giá. Nếu thị trường biến động lớn thì mức Spread sẽ “giãn” mạnh và ngược lại.

Với những ngân hàng trung ương hay các doanh nghiệp nhập khẩu, việc dự đoán các yếu tố vĩ mô là rất quan trọng. Bởi mức chênh lệch Spread cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các giao dịch ngoại tệ.

Cách để tránh khỏi giá Bid Ask

Chênh lệch Spread là yếu tố không thể thiếu trong giao dịch ngoại hối hay kim loại quý. Tuy nhiên, nếu mức chênh lệch này cao sẽ gây khó khăn cho nhà giao dịch. Bài viết sẽ đề cập một số cách thức giúp giảm mức chênh lệch Spread.

Cách tránh khỏi giá Bid Ask
Cách tránh khỏi giá Bid Ask

Lựa chọn cặp giao dịch thanh khoản cao

Việc lựa chọn các cặp tiền tệ hay kim loại quý có thanh khoản cao sẽ giúp nhà giao dịch hạn chế mức chênh lệch. Giao dịch qua lại thường xuyên sẽ giảm phí vì mức Spread không quá cao. Từ đó, mức lợi nhuận từ giao dịch ngoại hối của ngân hàng trung ương hay các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được cải thiện. 

Lựa chọn sàn giao dịch uy tín

Lựa chọn thị trường giao dịch ngoại hối hay kim loại quý cũng quan trọng trong việc tác động đến Spread. Thị trường giao dịch uy tín sẽ có mức chênh lệch Spread thấp hơn so với “chợ đen”. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu nên lựa chọn thị trường giao dịch chính thức và tập trung tại các ngân hàng thương mại lớn. Tại đây tỷ giá được công bố và báo cáo với NHNN nên mức chênh lệch Spread sẽ ở mức hợp lý.

Kết luận

Bài viết trên đã làm rõ khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá Bid Ask. Nhà giao dịch ngoại hối hoặc kim loại quý nên lựa chọn thị trường chính thức và các cặp giao dịch phổ biến để có mức Spread hợp lý.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan