Doanh nghiệp | 20/06/2023

Những điều cần biết về Giá trị ròng hữu hình (Tangible net worth)

Bạn đã từng nghe qua khái niệm “giá trị ròng hữu hình” chưa? Đây là một thuật ngữ quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính hiện tại của một công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm vững về ý nghĩa cũng như nội dung cụ thể của nó.

Giá trị ròng hữu hình là gì?

Giá trị ròng hữu hình thực tế là một phép tính được thiết kế để đo lường giá trị tài sản vật chất của một công ty.
Giá trị ròng hữu hình thực tế là một phép tính được thiết kế để đo lường giá trị tài sản vật chất của một công ty.

Giá trị ròng hữu hình hay Tangible net worth (TNW) là phương pháp tính toán giá trị ròng của một công ty, sau khi loại bỏ tài sản vô hình như: bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác.

Khi áp dụng cho công ty, giá trị ròng hữu hình cơ bản là tổng giá trị tài sản hiện vật như: tiền mặt, bất động sản, các khoản đầu tư, hàng tồn kho, thiết bị và các tài sản quan trọng khác.

Đối với một cá nhân, phép tính giá trị ròng hữu hình bao gồm vốn chủ sở hữu như: bất động sản đang nắm giữ, tài khoản ngân hàng, các khoản đầu tư, cùng các tài sản cá nhân quan trọng khác như: ô tô, trang sức,… Các tài sản cá nhân không đáng kể thường không được tính vào phép tính này.

Đặc điểm của giá trị ròng hữu hình

Giá trị ròng hữu hình thực tế là một phép tính được thiết kế để đo lường giá trị tài sản vật chất của một công ty, sau khi loại bỏ các tài sản vô hình và trừ đi các khoản nợ chưa thanh toán. Nó thường được tính toán dựa trên dữ liệu được hiển thị trong bảng cân đối kế toán của công ty.

Trên thực tế, nó cung cấp một con số xấp xỉ về giá trị thanh lý trong trường hợp công ty bán hoặc phá sản. Đồng thời, TNW chỉ ra giá trị tài sản vật chất mà công ty có thể thực nhận sau khi trừ đi các khoản nợ và không tính tới giá trị của các tài sản vô hình.

So với tính toán tổng giá trị ròng (Total net worth), tính toán giá trị ròng hữu hình đơn giản hơn, vì nó chỉ tập trung vào việc định giá các tài sản vật chất mà không cần đánh giá các tài sản vô hình như: thiện chí của khách hàng hoặc quyền sở hữu trí tuệ,…

Ngoài ra, TNW còn là một yếu tố quan trọng mà ngân hàng và các tổ chức tín dụng thường xem xét khi một công ty hoặc cá nhân muốn vay tiền. 

Thông thường, ngân hàng sẽ yêu cầu sử dụng các tài sản vật chất của công ty làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Hay nói cách khác nếu công ty không thanh toán khoản vay hoặc vi phạm hợp đồng, ngân hàng có thể thu giữ hợp pháp tài sản đó.

Công thức giá trị ròng hữu hình

Phép tính giá trị ròng hữu hình là một công cụ mà các tổ chức tín dụng sử dụng để đánh giá khả năng tài chính của một công ty, mức vay và điều kiện cho vay phù hợp.

Việc định giá các tài sản vật chất giúp tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro và đảm bảo rằng họ không cho vay quá mức giá trị thực các tài sản của công ty. 

Nếu công ty không thể trả nợ hoặc vi phạm hợp đồng, họ có quyền pháp lý để tịch thu các tài sản đã được đảm bảo.

TNW được tính như sau:

Giá trị ròng hữu hình (TNW) = Tổng tài sản − Nợ phải trả − Tài sản vô hình

Cụ thể:

  • Bước 1: Xác định tổng tài sản, tổng nợ phải trả và tài sản vô hình của công ty, tất cả đều được liệt kê trong bảng cân đối kế toán.
  • Bước 2: Lấy tổng tài sản và trừ đi tổng nợ phải trả.
  • Bước 3: Lấy kết quả và trừ tài sản vô hình.

Hãy nhớ rằng công thức trên cũng có thể được sử dụng cho các cá nhân. 

Hạn chế của việc sử dụng giá trị ròng hữu hình

  • Hạn chế đầu tiên của việc sử dụng giá trị ròng hữu hình là nó có thể không phản ánh đúng giá trị ròng thực tế trong những trường hợp công ty hoặc cá nhân sở hữu các tài sản vô hình có giá trị đáng kể. 

Ví dụ:

Một công ty phần mềm lớn như Microsoft có thể sở hữu nhiều quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác có giá trị hàng tỷ đô la, nhưng các tài sản này sẽ không được tính đến trong phép tính giá trị ròng hữu hình.

  • Một yếu tố có thể làm phức tạp phép tính giá trị ròng hữu hình là nợ thứ cấp, đây là khoản nợ mà trong trường hợp xảy ra vi phạm hoặc thanh lý, chỉ được trả sau khi tất cả các khoản nợ gốc đã được thanh toán. Nếu giá trị tài sản mà công ty hoặc cá nhân nắm giữ nợ thứ cấp không đủ để trả khoản vay gốc, thì nợ thứ cấp không nên được đưa vào phép tính giá trị ròng hữu hình. Điều này đảm bảo rằng chỉ các tài sản vật chất có giá trị thực mới có thể sử dụng để thanh toán nợ và được tính vào trong phép tính giá trị ròng hữu hình.
  • Cuối cùng, nó không phải là một phương pháp hữu ích nếu công ty thua lỗ liên tiếp hơn 3 năm.

Biết được giá trị ròng hữu hình có thể giúp một công ty đánh giá tình hình tài chính hiện tại của mình và lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Nhờ đó, công ty sẽ chuẩn bị tốt hơn để đưa ra các quyết định đúng đắn và có khả năng đạt được mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan