Chứng khoán | 04/02/2023

Những vụ giảm điểm chứng khoán Việt “sập sàn” trong lịch sử!

Thị trường chứng khoán Việt Nam từ lúc sơ khai đã xảy ra nhiều vụ giảm điểm đáng kể. Như nhiều quốc gia khác, thị trường Việt Nam không thể có sự tăng giá liên tục. Khi giá cổ phiếu tăng vượt xa kỳ vọng, nhà đầu tư có xu hướng bán chốt lời. Thêm vào đó, các tin tức tiêu cực về kinh tế vĩ mô, thế giới cũng khiến nhà đầu tư lo sợ và bán tháo cổ phiếu. Chính nguyên nhân này đã tạo nên những vụ thủng đáy trên TTCK. Cùng tìm hiểu những vụ giảm điểm lịch sử của chứng khoán Việt Nam cùng DNSE nhé.

Những vụ giảm điểm lịch sử chứng khoán Việt Nam
Những vụ giảm điểm lịch sử chứng khoán Việt Nam

Năm 2001 – Giảm trên 300 điểm – Vụ giảm điểm kinh hoàng

Vào ngày 27/07/2000, TTCK Việt Nam khởi đầu với 100 điểm và đạt mốc 571 điểm vào ngày 25/06/2001. Trong khoảng thời gian ngắn, các cổ phiếu được mua đuổi với mức giá rất cao. Tâm lý nhà đầu tư với thị trường mới tạo nên bong bóng chứng khoán.

Sau đó, một số quy định được đưa ra áp dụng trên thị trường khiến nhà đầu tư quay lưng với cổ phiếu. Kết thúc năm 2001, VN-Index “bốc hơi” hơn 300 điểm so với đỉnh được xác lập vào tháng 6, ghi nhận mức điểm 235,4. 

Giảm 8 phiên liên tiếp tháng 06/2006

Thị trường chứng khoán xuất hiện sự nóng sốt và đầu cơ vào năm 2006. Chỉ số chung tăng khoảng 600 điểm vào đầu quý 2; thị trường Việt Nam lúc đó được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. 

Sau nhịp tăng mạnh vào tháng 4, nửa cuối tháng đó chứng kiến sự sụt giảm mạnh của thị trường. VN-Index giảm 8 phiên liên tiếp (ghi nhận giảm hơn 60 điểm) và còn 487,86 điểm vào ngày 12/06/2006.

Những vụ giảm điểm lịch sử chứng khoán Việt Nam 2001, 2006, 2008 và 2012
Những vụ giảm điểm lịch sử chứng khoán Việt Nam 2001, 2006, 2008 và 2012

Đợt giảm điểm kinh hoàng – Giảm từ 1112 điểm còn 366 điểm chỉ trong 8 tháng (10/2007- 06/2008)

Năm 2008 chứng kiến kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao ngất ngưởng. Cổ phiếu nằm sàn hàng loạt, 7 phiên liên tục giảm điểm đã khiến VN-Index bay 88,58 điểm. Sau đó, xu hướng sụt giảm vẫn tiếp diễn khiến VN-Index giẩm chỉ còn ⅓ so với giá trị lúc đạt đỉnh

Nguồn cơn của đợt downtrend này bắt đầu từ khủng hoảng kinh tế thế giới do sự kiện sụp đổ đế chế Lehman Brothers khiến lạm phát toàn cầu tăng cao; tình hình tín dụng thắt chặt cộng với giá năng lượng tăng mạnh khiến giá hàng hóa tăng vọt. 

Tháng 8/2012 – Sự kiện bầu Kiên và VNindex mất 27,05 điểm sau 2 phiên

Sự kiện bầu Kiên ở thập kỉ trước đã làm rúng động TTCK trong nước. Nhiều cổ phiếu có liên quan đến bầu Kiên như ACB, EIB bị bán tháo ngay từ đầu phiên. VN-Index và HNX-Index bao phủ sắc đỏ trong giai đoạn đó.

Vào cuối phiên, VN-Index giảm 20,44 điểm, giảm còn 416,84 điểm. Chỉ hai phiên sau đó, chỉ số chung tiếp tục “bốc hơi” hơn 17 điểm và thủng mốc 400. 

Năm 2014 – năm thăng trầm chưa từng có của chứng khoán Việt Nam

Năm 2014 có thể kể đến là một trong những năm khốc liệt với TTCK Việt Nam với tin tức tiêu cực ngập tràn. Điển hình phải kể đến sự kiện Biển Đông và những biến động mạnh của giá dầu thế giới. 

Ngày 02/05/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến khu vực biển cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 17 hải lý (khoảng 30km). Khu vực này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cuối tháng 4, sau khi sự kiện trên xảy ra, trong vòng 7 phiên, chỉ số chung giảm hơn 11% và đóng cửa ở mức 508,51 điểm (thấp nhất). 

Năm 2018 – Đầu xuôi nhưng đuôi không lọt – Biến động dữ dội hàng đầu thế giới

Những vụ giảm điểm lịch sử chứng khoán Việt Nam 2014, 2018, 2020 và 2022
Những vụ giảm điểm lịch sử chứng khoán Việt Nam 2014, 2018, 2020 và 2022

Chỉ số chung VN-Index lập đỉnh mới trong năm 2018 ở mức 1.211 điểm (10/04/2018), sau đó điều chỉnh còn 888 điểm (giảm 27%) ngày 30/10/2018. Nguyên nhân đến từ sự kiện VHM (Vinhomes) niêm yết trên sàn chứng khoán. Phiên giao dịch tỷ đô đầu tiên của TTCK đến từ cổ phiếu trên (28.500 tỷ đồng chỉ tính riêng VHM)

Giá trị giao dịch thời điểm đó gần 34.900 tỷ đồng toàn thị trường trong phiên 18/05. VIC, VRE cùng với VHM có thời điểm chiếm đến 23% vốn hóa thị trường dẫn gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến chỉ số chung.

Quý I/2020, thị trường giảm mạnh do đại dịch COVID-19

Sau kỳ nghỉ tết năm 2020, TTCK chứng kiến đợt bán tháo mạnh của nhà đầu tư do đại dịch Covid-19. VN-Index tạo đáy 662,26 điểm vào ngày 30/03, tương ứng mức giảm 27% (20/01/2020). Thống kê thời điểm đó, có đến 369 mã cổ phiếu giảm trên 25% và có nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm này.

Sau cú sụt giảm đó, tưởng chừng như phải mất khoảng thời gian dài hồi phục. Nhưng không, sau đó thị trường liên tục tăng điểm và lần đầu chạm mốc 1500 điểm.

VN-Index mất mốc 1000 điểm năm 2022

Ngày 24/10/2022, 382 mã cổ phiếu giảm (có đến 60 mã giảm sàn), chỉ số chung giảm 23,37 điểm còn 996,45 điểm. Liên quan đến các tin tức tiêu cực đến từ lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản rơi vào lao lý, lãi suất ngân hàng tăng mạnh đã tạo nên tâm lý lo sợ của nhà đầu tư. 

Thêm vào đó, căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine khiến giá năng lượng biến động mạnh. TTCK Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất thế giới trong ngày 24/10. 

Kết luận

Hy vọng những vụ giảm điểm lịch sử của chứng khoán Việt Nam được DNSE nêu trên sẽ cho bạn đọc thấy được hành trình khó khăn mà TTCK Việt đã trải qua. Từ đó, mong bạn đọc có thể thấy được các dấu hiệu tương tự và tránh được các cú sụt giảm sau này.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lê Lâm

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan