Quản lý tài sản | 23/05/2023
Giao dịch trả thù là gì? Nguyên nhân dẫn đến giao dịch trả thù
Giao dịch trả thù là một thuật ngữ chứng khoán được sử dụng một nhà giao dịch hay nhà đầu tư đáp trả lại hành động thua lỗ trước đó. Vậy chính xác thì giao dịch trả thù là gì? Tại sao các nhà đầu tư lại gặp phải tình trạng này? Nên làm thế nào khi gặp tình trạng này?Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Giao dịch trả thù là gì?
Giao dịch trả thù (revenge trading) trong chứng khoán xảy ra khi nhà đầu tư tham gia ngay vào một giao dịch khác sau khi thua lỗ để lấy lại số tiền đã mất trong giao dịch trước đó.
Giao dịch trả thù thường là một hành động không khôn ngoan vì lúc này nhà đầu tư sẽ dựa trên cảm xúc để giao dịch thay vì chiến lược đầu tư.
Tại sao lại xảy ra tình trạng giao dịch trả thù?
Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Cảm xúc, tâm lý: Nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng bởi tâm lý và cảm xúc của mình trong giao dịch. Khi thua lỗ, họ có thể cảm thấy tức giận, gặp stress cũng như lòng tham khiến họ phải suy nghĩ cách lấy lại những gì đã mất một cách nhanh chóng.
- Không có chiến lược đầu tư rõ ràng: Nếu nhà đầu tư không có kế hoạch đầu tư rõ ràng và phù hợp, những quyết định mua hay bán đều rất dễ bị thất bại.
- Không kiểm soát rủi ro: Nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch dựa trên những tin tức, lời khuyên từ đồng nghiệp hoặc dựa vào cảm giác, mà không đánh giá rủi ro một cách nghiêm túc.
- Thiếu kinh nghiệm: Giao dịch trả thù thường xảy đến với những nhà đầu tư mới, thay vì học hỏi từ sai lầm của mình và phát triển một chiến lược đầu tư tốt hơn thì họ lại nhanh chóng tham gia giao dịch mới mà không hề có chút do dự nào.
Một vài chất xúc tác cho giao dịch trả thù
Giao dịch trả thù có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
- Thua lỗ trong các giao dịch trước đó: Khi nhà đầu tư thua lỗ liên tục từ giao dịch trước đó, họ có thể gặp stress và muốn lấy lại số tiền đã mất bằng cách giao dịch nhiều hơn. Khi đó họ sẽ tuân theo cảm xúc nhiều hơn dựa trên kế hoạch.
- Sự lạc quan quá đà: Khi thị trường tăng mạnh và tạo ra một tình trạng lạc quan . Nhà đầu tư có thể quyết định giao dịch ngay lập tức với niềm tin rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng.
- Áp lực về lợi nhuận: Khi nhà đầu tư đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao hoặc đang phải đối mặt với áp lực về tiền bạc, họ có thể quyết định giao dịch trả thù để kiếm lời nhanh chóng hơn.
- Hiện tượng FOMO: FOMO (Fear Of Missing Out) là tình trạng sợ bỏ lỡ cơ hội, khi nhà đầu tư thấy một số cổ phiếu hoặc thị trường tăng mạnh, họ có thể quyết định tham gia vào giao dịch một cách vội vã, không có kế hoạch đầu tư rõ ràng.
Để tránh rơi vào tình trạng này, nhà đầu tư cần học cách kiểm soát cảm xúc và đưa ra quyết định dựa trên kế hoạch đầu tư rõ ràng, đánh giá rủi ro.
Những điều nhà đầu tư cần làm khi bị rơi vào trạng thái tilting
Khi bị rơi vào trạng thái tilting (hay còn gọi là trạng thái mất kiểm soát), nhà đầu tư cần làm những điều sau đây để tránh giao dịch trả thù:
Tạm dừng giao dịch
Nhà đầu tư cần dừng lại và không thực hiện bất kỳ giao dịch nào cho đến khi họ cảm thấy đủ tỉnh táo và kiểm soát được cảm xúc của mình.
Xác định nguyên nhân
Nên xác định nguyên nhân dẫn đến trạng thái tilting của mình. Có thể đó là do mất tiền trong một giao dịch, áp lực về lợi nhuận, hoặc các yếu tố khác. Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Tìm cách giải tỏa cảm xúc
Nhà đầu tư có thể tìm cách giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách nghỉ ngơi, tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động giải trí khác.
Đánh giá lại kế hoạch đầu tư
Nhà đầu tư nên đánh giá lại kế hoạch đầu tư của mình và xem xét các điểm mạnh và điểm yếu của nó. Điều này sẽ giúp họ đưa ra quyết định dựa trên kế hoạch chứ không phải dựa trên cảm xúc.
Tìm người tư vấn
Nếu cảm thấy không kiểm soát được tình trạng của mình, nên tìm người tư vấn, ví dụ như chuyên gia đầu tư hoặc nhà quản lý tài chính.
Trên hết, nhà đầu tư cần nhận thức rằng tilting là một trạng thái phổ biến trong giao dịch và việc kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng để trở thành một nhà đầu tư thành công.
Và trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới giao dịch trả thù. Mong rằng bài viết trên giúp bạn trả lời cho những thắc mắc của mình Đừng quên tiếp tục theo dõi DNSE để có thêm những kiến thức mới nhé!