Kinh tế | 31/03/2022

Chỉ số GNP là gì? Cách tính và ý nghĩa đối với nền kinh tế

Chỉ số GNP – Gross National Product là một chỉ số quan trọng được nhiều người quan tâm khi nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Trên thực tế, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai chỉ số GNP và GDP. Trong bài viết này, DNSE sẽ giải thích cho bạn chi tiết GNP là gì. Và những vấn đề xoay quanh chủ đề này nhé.

GNP là gì?

Tổng sản phẩm quốc gia - Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc gia – Gross National Product

GNP là viết tắt của Gross National Product, có nghĩa là tổng sản phẩm quốc gia. Nó được hiểu là tổng giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà công dân của một đất nước làm ra ở cả trong và ngoài nước. Tổng sản phẩm để tính GNP không phải là sản phẩm trung gian, mà nó là sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ trực tiếp bởi người tiêu dùng. GNP được các cơ quan Chính phủ tính toán và chia sẻ dữ liệu lẫn nhau. Nó được công bố theo chu kỳ quý hoặc năm. 

Ví dụ: Anh A là công dân Việt Nam mở một công ty thực phẩm X Food tại Thái Lan. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của X Food sẽ được tính vào GNP của Việt Nam. Đồng thời, thu nhập của các nhân viên có quốc tịch Việt Nam bên trong công ty X Food cũng được tính vào GNP của Việt Nam. 

Phân loại tổng sản phẩm quốc gia

Có mấy hình thức phân loại Tổng sản phẩm quốc gia?
Có mấy hình thức phân loại Tổng sản phẩm quốc gia?

Chúng ta có hai hình thức phân loại GNP như sau: 

  • GNP danh nghĩa (GNPn): Cho biết tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong một thời kỳ, được tính theo giá cả hiện hành.
  • GNP thực tế (GNPr): Cho biết tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong một thời kỳ, được tính theo giá cố định. 

Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia – GNP

GNP là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế. Có rất nhiều cách để tính GNP, nhưng thông dụng nhất là cách tính GNP theo quan điểm chi tiêu xã hội. Với cách tính này, GNP được tính là chi tiêu của mỗi cá nhân cũng như nhà nước, cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập quốc nội và tài sản nước ngoài. 

Cụ thể, công thức như sau: 

GNP = C + I + G + (X-M) +NR

Trong đó: 

  • C: Chi phí tiêu dùng cá nhân
  • I: Tổng đầu tư cá nhân quốc nội
  • X: Kim ngạch xuất khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ
  • M: Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ
  • NR: Thu nhập ròng từ các tài sản nước ngoài. 

Ví dụ: Năm 2021, Việt Nam báo cáo lần lượt các khoản chi tiêu trong năm lần lượt là: 

  • Chi tiêu hộ gia đình: 50 tỷ
  • Chi tiêu chính phủ: 100 tỷ
  • Tổng đầu tư: 50 tỷ
  • Xuất khẩu: 300 tỷ
  • Nhập khẩu: 200 tỷ
  • Thu nhập ròng từ nước ngoài: 100 tỷ

Như vậy, GNP được tính bằng: 

GNP = 50 + 100 + 50 + (300 – 200) + 100 = 400 ((tỷ)

Phân biệt GDP và GNP

Để so sánh được điểm khác biệt giữa GDP và GNP, trước hết, các bạn cần hiểu rõ khái niệm GDP là gì. 

Ví dụ về GNP và GDP Việt Nam từ 2010 đến 2020
Ví dụ về GNP và GDP Việt Nam từ 2010 đến 2020

GDP hay tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong lãnh thổ của một quốc gia. Về cơ bản, GNP và GDP khác nhau ở 5 khía cạnh cơ bản sau: 

So sánh GDP GNP
Tên gọi Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc gia
Định nghĩa GDP là toàn bộ giá trị từ các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ một quốc gia tạo ra. Nó bao gồm các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hoạt động trên quốc gia đó.  GNP là toàn bộ tài sản do công dân mang nước tịch nước đó sản xuất ra (cả trong và nước ngoài). 
Phạm vi lãnh thổ Trong 1 quốc gia/ lãnh thổ Nhiều quốc gia/ lãnh thổ
Công thức tính GDP = C + I + G + NX(NX: xuất khẩu ròng của nền kinh tế) GNP = C + I + G + (X – M) +NR
Tính ứng dụng Được quốc gia sử dụng để tính và đánh giá bình quân đầu người. Được ngân hàng thế giới sử dụng để tính, đánh giá và so sánh GNP của các quốc gia.
So sánh sự khác biệt giữa GDP và GNP

Ví dụ: Một công dân A, người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Thu nhập của anh A được tính vào GDP của nước Nhật. Tuy nhiên, thu nhập này lại được tính vào GNP của Việt Nam. 

Mối quan hệ giữa GNP và GDP là gì?

Mối quan hệ giữa GNP và GDP được phản ánh qua công thức: 

GNP = GDP + NIA

Trong đó: 

  • NIA: Thu nhập ròng từ nước ngoài. NIA được tính bằng công thức sau: 

NIA = Thu nhập ròng từ các yếu tố xuất khẩu – Thu nhập ròng từ các yếu tố nhập khẩu

Ví dụ: Kinh tế Việt Nam năm 2021 có GDP đạt 300 tỷ, thu nhập ròng từ nước ngoài trong năm 2021 là 100 tỷ. Như vậy GNP năm 2021 của Việt Nam được tính bằng: 

GNP = 300 + 100 = 400 tỷ

Bảng GNP và GDP của Việt Nam từ 2010 – 2020

Năm GNP GDP
2010 111,512,775,000 115,931,749.70
2011 149,569,185,000  135,539,438.56
2012 149,569,185,000 155,820,001.92
2013 163,884,761,000 171,222,025.12
2014 177,360,648,000 186,204,652.92
2015 183,320,503,000 193,241,108.71
2016 196,686,612,000 205,276,172.13
2017 207,929,413,166 223,779,865.82
2018 231,476,280,000 245,213,686.37
2019 246,721,274,077 261,921,244.84
2020 256,920,558,288 271,158,442.45
Ví dụ về GNP và GDP Việt Nam từ 2010 đến 2020

Ý nghĩa của chỉ số GNP đối với nền kinh tế

GNP là một trong những chỉ số quan trọng giúp chúng ta có thể đánh giá quy mô, sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể như sau:  

  • GNP đóng vai trò là thước đo giúp chúng ta biết đánh giá tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia/ vùng lãnh thổ. 
  • Chỉ số GNP thực tế giúp chúng ta biết được thu nhập, mức sống và sự phát triển của một quốc gia. Trong khi đó, GNP danh nghĩa giúp các nhà kinh tế hoạch định được chính sách cải thiện thu nhập, mức sống của quốc gia đó. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan về chỉ số GNP – tổng thu nhập quốc gia. Có thể nói, GNP luôn là một trong những chỉ tiêu kinh tế cực kỳ quan trọng giúp chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đang tồn tại về quốc gia đó. Mong rằng, qua bài viết trên, bạn đã có những kiến thức tổng quan nhất về chỉ số GNP. Và đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thị Hậu

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan