Kinh tế | 23/10/2023

Hiện tượng thiên nga đen là gì? Bản chất của Black Swan Event

Hiện tượng thiên nga đen là một hiện tượng kinh tế rất hiếm khi xảy ra. Thế nhưng, một khi “thiên nga đen” xuất hiện, kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn theo chiều hướng tiêu cực. Hãy cùng DNSE tìm hiểu Thiên nga đen là gì trong bài viết sau đây nhé.

Hiện tượng thiên nga đen  - Kẻ “thủ ác” của nền kinh tế
Hiện tượng thiên nga đen – Kẻ “thủ ác” của nền kinh tế

Hiện tượng thiên nga đen là gì?

Trong tiếng Anh, hiện tượng thiên nga đen có nghĩa là Black Swan. Thuật ngữ này được phổ biến bởi Nassim Nicholas Taleb – một giáo sư tài chính, cựu thương nhân phố Wall. Thiên nga đen là sự kiện xảy ra bất thường, khó dự đoán trước và gây hậu quả nghiêm trọng cho toàn cầu. Quan trọng nhất là cần có các biện pháp xử lý khi hiện tượng này xuất hiện.

Các nhà đầu tư cho rằng sự kiện đã xảy ra là dữ liệu quan trọng để dự đoán sự kiện trong tương lai. Tuy nhiên thứ gì cũng có xác suất không thể dự đoán được. Hiện tượng này thường gắn với các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn. 

Bạn có hiểu tại sao lại gọi là hiện tượng thiên nga đen không? Thường người ta mặc định thiên nga màu trắng. Khi người ta phát hiện ra loài thiên nga đen thì mới phá tan được định kiến của mọi người. 

Bản chất của hiện tượng thiên nga đen

Bản chất của Blackswan
Bản chất của hiện tượng thiên nga đen

Về cơ bản, thiên nga đen là sự kiện có tính chất:

  • Vượt ngoài sự suy đoán và rất hiếm khi xảy ra, nhiều khi cũng chưa chắc đã xảy ra.
  • Hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thế giới.
  • Thỉnh thoảng, nó được giải thích như một sự kiện có thể dự báo được, nhưng là sau khi nó xảy ra.

Người ta cho rằng các sự kiện này không thể báo trước được do sự hiếm có nhưng hậu quả rất kinh khủng. Đây được xem là một sự kiện quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn. Các nhà nghiên cứu sẽ giải thích, tìm hiểu nó cặn kẽ, có các suy đoán tương lai để giảm thiệt hại. Nhưng điều này thường là không có ích lắm, thậm chí phản ứng chậm hoặc sai cho những sự kiện mới.

Ví dụ các chuyên gia không thể dự đoán, kiểm soát được thời gian chính xác tuyệt đối của động đất, sóng thần,…

Các sự kiện thiên nga đen làm chao đảo thế giới

Đầu thế kỷ 21, Internet là một lĩnh vực mới trong thương mại. Các quỹ đầu tư đã rót vốn vào các công ty về công nghệ với một định mức giá quá cao. Khi các công ty này sụp đổ, quỹ chịu ảnh hưởng nặng nề. Vì lẽ đó, các nhà đầu tư cũng chịu rủi ro rất lớn, nhiều người trắng tay.

Sự kiện bong bóng dotcom 2001 khiến thị trường sụp đổ do sự tăng giá quá mức từ việc đầu cơ cổ phiếu công ty công nghệ, thị trường chứng khoán lao dốc kéo theo suy thoái kinh tế.

Sự kiện thiên nga đen nổi tiếng nhất chắc hẳn là khủng hoảng kinh tế 2008 của nhà đất Mỹ. Vỡ bong bóng nhà ở khiến những khoản vay để mua bán nhà đất trở thành nợ xấu, không có khả năng chi trả. Hậu quả của nó rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn cầu. Chỉ có một số ít người an toàn trong thời điểm đó.

Thị trường tài chính Mỹ sụp đổ kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường cho giới tài chính thế giới: thị trường châu Âu có chỉ số bình quân công nghiệp giảm mạnh, Nhật Bản ghi nhận chỉ số Nikkei xuống mức thấp kỷ lục vào 10/2008, chỉ số VN-index đã sụt giảm nghiêm trọng đến 70% trong quý I năm 2008.

Một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất có lẽ là Zimbabwe. Mức lạm phát kỷ lục lên đến 79,6 tỷ % đánh mạnh vào kinh tế của đất nước ở châu Phi này. Chính phủ buộc phải dùng đồng Dollar để thay thế đơn vị tiền quốc gia mình. Đây chắc hẳn là mức lạm phát mà không chuyên gia nào ngờ tới được. 

Một số sự kiện thiên nga đen gần đây

Một vài sự kiện thiên nga đen gần đây có thể kể đến: Brexit (Anh rời EU) vào năm 2016 hay đại dịch Covid-19 từ đầu 2020 khiến cả thế giới điêu đứng.

Trong quý I/2021, giao dịch thương mại giữa Anh và EU giảm 14% so với cùng kỳ 2020. Tăng trưởng kinh tế của Anh cũng giảm 1,5%.

Đợt dịch Covid-19 kéo dài việc giãn cách xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế cả nước. Theo đó, GDP 6 tháng đầu năm 2020 có mức giảm kỷ lục kể từ khi bắt đầu tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam: 1,82%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 giảm đến 25% so với 2019. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức tăng chóng mặt. So với cùng kỳ năm 2020, quý II/2021 tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm là 2,4% và 2,6%.

Nhà đầu tư nên làm gì trước những sự kiện này?

Đừng để mất đi sự tinh táo và bình tĩnh của bản thân.
Đừng để mất đi sự tinh táo và bình tĩnh của bản thân.

Hãy luôn nhớ rằng: Cuộc sống là một loạt những biến số mà ta không thể biết trước được. Những sự kiện nhìn qua có vẻ giống nhau, nhưng thực chất đặc điểm và hậu quả của chúng có thể khác nhau hoàn toàn. Vì vậy bạn cần tỉnh táo để phân tích, tránh bán tháo dẫn đến sụp đổ thị trường.

Một số điều bạn cần lưu ý:

  • Luôn đa dạng hóa đầu tư đề phòng rủi ro.
  • Không vay quá nhiều tiền để đầu tư.
  • Luôn có một khoản để dự phòng trường hợp khẩn cấp.

Nhìn chung, các nhà đầu tư không nên quá mất bình tĩnh khi xảy ra hiện tượng thiên nga đen. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng thiên nga đen – hiện tượng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thế giới.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đỗ Lan Hương

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan