Quản trị danh mục | 02/06/2023

Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ứng dụng hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư

Hiệu ứng mỏ neo là một là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của con người và dẫn đến những quyết định trong cuộc sống, đặc biệt hơn là trong cả lĩnh vực đầu tư. Vậy hiệu ứng mỏ neo là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hiệu ứng mỏ neo là gì?
Hiệu ứng mỏ neo là gì?

 

Hiệu ứng mỏ neo là gì ?

Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring Bias) hay còn được biết đến là tâm lý mỏ neo. Hiệu ứng này miêu tả tâm lý của con người bị ảnh hưởng bởi thông tin đã xuất hiện trước (mỏ neo). Và nó sẽ đóng vai trò là tiền đề dẫn đến những đánh giá một vấn đề, thông tin sau đó. 

Những người mắc phải tâm lý này trong đầu tư rất nguy hiểm bởi sẽ có xu hướng suy nghĩ theo một điểm neo, các quyết định đưa ra hầu như sẽ dựa theo cảm tính nhiều hơn.

Sự xuất hiện của hiệu ứng mỏ neo tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề là hầu hết mọi người không biết hiệu ứng tâm lý này có tên là gì. Dưới đây là một ví dụ để làm rõ bản chất của hiệu ứng mỏ này:

Ví dụ: Bạn đang muốn mua một chiếc ô tô để thay thế chiếc xe đã quá cũ của mình. Sau khi tham khảo trong các cộng đồng về ô tô và thấy chiếc xe vừa được ra mắt của hãng A đang được chào bán với mức giá là hơn 1 tỷ đồng. 

Khi ra tận đại lý ủy quyền chiếc xe này chỉ có giá 990 triệu, vì mức giá có đơn vị là tỷ đồng là điểm neo trước đó, nhưng nay đơn vị chỉ là trăm triệu khiến bạn quyết định mua mà không có một chút do dự.

Nhưng khi về nhà một số đại lý khác lại chào bán 950 triệu với đúng chiếc xe bạn đã mua trước đó. Đây là sự ảnh hưởng của tâm lý neo tới các quyết định mang tính cảm tính, thiếu mất đi phần lý trí.  

Hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư, kinh doanh

Áp dụng hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư, kinh doanh
Áp dụng hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư và kinh doanh

Hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư chứng khoán

Tâm lý mỏ neo còn ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định của nhà đầu tư chứng khoán, ngoại hối, bất động sản… Việc bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư chỉ ra rằng:  Họ đưa ra các quyết định sẽ dựa trên những thông tin được cung cấp ban đầu. Kể cả những thông tin đó gây ra sự bất hợp lý và dễ dẫn tới những quyết định sai lầm.

Ví dụ như: Đầu tư cổ phiếu XYZ – Một trong những công ty lớn, tăng trưởng tốt qua các năm và có tính khoản cao. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 công ty gặp khó khăn tại các dự án của mình, khiến các nhà đầu tư phải bán tháo. 

Giá cổ phiếu của công ty nhanh chóng giảm sút từ 100,000đ tới 70,000đ xuống thấp hơn cả mức giá mua vào trước đó. Mặc dù vậy, trong tâm trí luôn mặc định giá của cổ phiếu này giảm xuống dưới mức 70,000 vẫn là rẻ 100,000 mới là mức đúng giá trị. 

Bởi giá cổ phiếu 100,000 như một điểm neo trong tâm trí khiến nhà đầu tư có những quyết định sai lầm. Thậm chí, còn nghĩ tới việc mua vào thêm và đánh giá thị trường đang không phản ảnh giá trị thực của công ty. Lúc này, tâm lý hiệu ứng điểm neo khiến tâm lý của nhà đầu tư đang mắc kẹt ở một mức giá và luôn kỳ vọng giá sẽ lên trở lại.

Những cách áp dụng hiệu ứng Mỏ neo trong kinh doanh

Mặc dù, tâm lý này đem lại rất nhiều tác hại nhưng đôi khi tận dụng hiệu ứng mỏ neo trong kinh doanh có thể đem lại kết quả tốt.

Sử dụng những thông tin không liên quan để neo tư duy khách hàng

Bởi tâm trí con người thường bị neo tại những thông tin được được đưa ra đầu tiên, vì vậy dễ dàng quyết định một cách vô thức. Tận dụng điều đó, khi viết các nội dung quảng cáo có thể đưa ra các thông tin không liên quan trước khi đưa ra giá của sản phẩm để neo tư duy khách hàng.

Thay đổi đơn vị tiền để neo tư duy

Theo nghiên cứu của Janiszewski và Uy (2008): Không chỉ tư duy bị neo bởi thông tin, mà còn bị neo bởi đơn vị tiền.

Đơn giản là, nếu giá của sản phẩm là 1 triệu đồng, khách hàng sẽ bị neo ở đơn vị là triệu đồng. Nến khi giá của sản phẩm được giảm xuống 998.000đ họ sẽ cảm thấy giá cả của sản phẩm sẽ rẻ hơn và dễ dàng đưa ra các quyết định ở mức giá đó.

Sử dụng sản phẩm kém cạnh tranh hơn để làm mốc neo tư duy

Phương thức này thường thấy ở những người môi giới bất động động sản. Ban đầu, họ sẽ dẫn khách đến tới những ngôi nhà có chất lượng kém nhưng có giá trên trời. Điều này tạo nên điểm neo là những căn nhà đầu tiên, nên hầu hết những căn nhà tiếp theo khách hàng sẽ có cảm giác hài lòng và đưa ra quyết định nhanh chóng.

Thay đổi cách cách sắp xếp sản phẩm

Hiệu ứng mỏ neo được áp dụng rõ rệt trong các gian hàng, trang web mua sắm và thực đơn nhà hàng, quán cà phê. Thay vì sắp xếp theo thứ tự giá, các doanh nghiệp đặt các sản phẩm giá cao lên trên cùng để thu hút sự chú ý. Khi khách hàng nhìn xuống, họ cảm thấy những sản phẩm phía dưới là mức giá tốt và quyết định mua chúng.

Làm thế nào để tránh khỏi hiệu ứng mỏ neo

Làm thế nào để tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng?
Làm thế nào để tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng?

Mặc dù, tâm lý mỏ neo có đóng góp nhất định vào việc kinh doanh nhưng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư. Dưới đây là những cách dễ dàng nhất để giảm bớt ảnh hưởng của nó:

  • Nhận ra và thừa nhận hiệu ứng neo: Bước đầu tiên để giải quyết mọi vấn đề là cần xác định và nhận ra chúng. Đối với hiệu ứng này cũng vậy, cần xác định điểm neo mà nó ảnh hưởng nhiều nhất tới suy nghĩ và quyết định.
  • Hãy điều chỉnh điểm neo: Hiệu ứng mỏ neo không hoàn toàn xấu mà thậm chí nó còn hữu ích nếu được đặt đúng điều kiện thị trường phù hợp. Điều quan trọng nhất là thiết lập điểm neo sao cho phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu. Không chỉ vậy, việc cân nhắc thay đổi điểm neo khi hoàn cảnh, thị trường thay đổi cũng tương đối cần thiết.
  • Tận dụng nhiều nguồn khách quan: Không nên thiết lập điểm neo chỉ theo một hướng duy nhất. Để giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng mỏ neo trong đầu tư chứng khoán thì cần phân tích theo các nguyên tắc cơ bản như báo cáo tài chính, đối thủ cạnh tranh, thị trường… 

Kết

Tóm lại, hiệu ứng mỏ neo có thể xảy ra với bất kì một ai, bất kì đâu, không riêng gì những nhà đầu từ chứng khoán. Vì vậy, để tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của nó thì việc nhận ra chúng là hết sức quan trọng. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lưu Kim Lân

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan