Quản trị danh mục | 29/05/2023

Hiệu ứng tháng Giêng trong thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Hiệu ứng tháng Giêng là hiện tượng giá các cổ phiếu có biến động mạnh theo xu hướng tích cực trong một thời điểm nhất định. Nó cũng là một yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán. Vậy hiệu ứng tháng Giêng là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

January Effect là gì?
January Effect là gì?

 

Hiệu ứng tháng Giêng là gì?

Hiệu ứng tháng Giêng (January Effect) là thuật ngữ nói về sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong những phiên cuối của tháng 12 năm trước và tiếp diễn trong tháng 1 năm sau. Đây chỉ là chù kỳ tăng ngắn hạn, đặc biệt là đối với những cổ phiếu giá rẻ, có vốn hóa nhỏ, thường có những nhịp tăng rõ rệt trong tháng đầu năm.

Hiệu ứng này sẽ tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư cổ phiếu mua vào với mức giá thấp hơn từ tháng 12 năm trước và bán lại sau khi giá trị của chúng tăng lên vào năm sau. 

Lịch sử hình thành của hiệu ứng này

Hiệu ứng này được phát hiện lần đầu tiên vào 1942 bởi chủ ngân hàng đầu tư – Sidney Wachtel. Sau khi xem xét các các dữ liệu của thị trường chứng khoán từ năm 1925, ông thấy rằng các cổ phiếu nhỏ đã tăng trưởng vượt trội trong tháng Giêng.

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh một hiện tượng được gọi là Hiệu ứng tháng Giêng trong lĩnh vực đầu tư. Theo các nghiên cứu đó, phân tích dữ liệu từ năm 1904 đến năm 1974 đã rõ rệt chỉ ra rằng lợi nhuận từ cổ phiếu trong tháng 1 thường cao hơn năm lần so với lợi nhuận trung bình trong suốt năm.

Một nghiên cứu khác của Salomon Smith Barney, cho thấy hiệu suất sinh lời trung bình trong tháng Giêng của các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ là 0,82% so lợi nhuận của cổ phiếu có vốn hóa lớn trong khoảng năm 1972 đến năm 2002, nhưng lại tụt trong các tháng còn lại của năm. Mặc dù, cho đến nay hiệu ứng tháng Giêng trong đầu tư vẫn được ghi nhận nhưng không còn rõ rệt so với thời gian trước.

Những nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tháng Giêng

Những yếu tố gây ra January Effect
Những yếu tố gây ra January Effect

Có rất nhiều giả thuyết về các yếu tố tạo nên hiệu ứng tháng Giêng. Nhưng phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

Vào thời điểm cuối năm, nhà đầu tư thường có xu hướng bán đi các cổ phiếu có hiệu suất kém để ghi nhận các khoản lỗ, nhằm giảm đi thuế thu nhập của họ, khiến giá cổ phiếu giảm. Vào đầu năm mới, họ sẽ trở lại thị trường và tái đầu tư vào các cổ phiếu đã bán. Điều này, khiến lực mua tăng mạnh kéo theo giá cũng tăng theo.

Một số ý kiến cho rằng thủ thuật “Window Dressing” cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Việc làm đẹp báo cáo tài chính – Window Dressing là một chiến lược được sử dụng vào thời điểm gần cuối năm. Hình thức này khiến hiệu suất quỹ “có vẻ” tốt hơn so với thực tế, trước khi trình bày với các khách hàng và cổ đông.

Ngoài ra hiệu ứng tháng Giêng còn chịu ảnh hưởng bởi tâm lý các nhà đầu tư. Họ thường lạc quan hơn về tương lai và cho rằng đầu năm là một thời điểm tốt để bắt đầu xây dựng danh mục cổ phiếu nắm giữ.

Ngoài ra, việc nhận tiền thưởng vào cuối năm cũng đóng vai trò trong hiệu ứng tháng Giêng. Vào thời điểm này, nhà đầu tư thường có một số tiền dư dả sau khi nhận các khoản thu nhập bổ sung từ lương thưởng.

Có nên sử dụng hiệu ứng January trong đầu tư chứng khoán?

Biến động của Vn-Index trong các tháng 1 (2001-2022)
Biến động của Vn-Index trong các tháng 1 (2001-2022)

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện tại chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chứng minh hiệu ứng tháng Giêng thực sự tồn tại. Tuy nhiên, trên thực thức tế thị trường thường cho thấy nhiều chuyển biến tích cực trong tháng 1.

Trên những số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2023, quý 1 thường là giai đoạn chỉ số  VN-Index có xác suất tăng điểm cao nhất so với các quý còn lại trong năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam từ lúc vận hành đến nay, VN-Index có 12 trong số 19 năm tăng điểm trong tháng đầu. 

Thu hẹp dữ liệu từ năm 2010 đến 2019, chỉ số này cũng tăng 8 trong số 10 năm. Tỷ suất sinh lời tốt nhất vào năm 2013 với 16% và kém nhất vào năm 2016 khi giảm 6%. Hiệu ứng tháng Giêng xảy ra gần nhất vào tháng 1 năm 2023 với biên độ tăng là 10,3%.

Mặc dù vậy, trong 2 năm 2020 và 2021 không ghi nhận sự xuất hiện của hiệu ứng này bởi chịu những hậu quả nặng nề bởi tình hình dịch Covid-19. Vì vậy, khi các nhà đầu tư sử dụng hiệu ứng tháng Giêng trong đầu tư cần hết sức cẩn thận và cần phân tích, xem xét cẩn thận những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trước khi đưa ra quyết định đầu tư.  

Kết

Hy vọng rằng qua bài viết trên, các nhà đầu tư có thêm kiến thức về hiệu ứng tháng Giêng và áp dụng nó thật hiệu quả vào quá trình đầu tư của mình. Hãy theo dõi DNSE để cập nhập ngay những thông tin thú vị về thị trường chứng khoán nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lưu Kim Lân

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan