Kinh tế | 30/07/2023

Hợp đồng hoán đổi (SWAP) là gì? Phân loại hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi được xem là một chiến lược tuyệt vời để đầu tư và kiếm lợi nhuận. Vậy Hợp đồng hoán đổi là gì? Cùng DNSE tìm hiểu những thông tin cơ bản về loại Hợp đồng này nhé!

Hợp đồng hoán đổi là gì?

Hợp đồng hoán đổi là gì?
Hợp đồng hoán đổi là một công cụ phái sinh

Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract) là một loại hợp đồng tài chính được ký kết giữa hai bên đối tác với mục tiêu trao đổi các luồng tiền hay tài sản khác nhau trong một khoảng thời gian cụ thể, và theo một phương thức được định sẵn giữa hai bên.

Trong lĩnh vực tài chính, nó là một công cụ phái sinh, cho phép hai bên thực hiện trao đổi các luồng tiền hay tài sản khác nhau dựa trên sự thống nhất về đánh giá giá trị.

Các luồng tiền để trao đổi thường được gọi là các nhánh của hợp đồng hoán đổi. Có thể có nhiều loại nhánh khác nhau như: Trao đổi lãi suất cố định và lãi suất biến đổi, hoặc trao đổi tiền tệ giữa hai quốc gia.

Khác với hợp đồng tương lai hay hợp đồng chứng khoán, Swap Contract không được sử dụng để mua bán trực tiếp mà là hợp đồng cá biệt được thực hiện bởi 2 bên. 

Để hủy hợp đồng phải có sự thỏa thuận song phương giữa 2 bên ký kết hợp đồng.

Mục đích của hợp đồng này là để ngăn chặn rủi ro liên quan đến yếu tố tài chính và đảm bảo quyền lợi, lợi ích bao gồm lãi suất, tỷ giá hoặc giá cổ phiếu,…cho các bên liên quan. 

Trong Swap Contract luôn có các thông tin:

  • Ngày định giá: Là ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, khi mà các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được thực thi. 
  • Ngày đáo hạn: Là ngày kết thúc hiệu lực của hợp đồng hoán đổi, khi mà việc trao đổi các luồng tiền hoặc tài sản giữa hai bên dừng lại.

Các đặc điểm của Swap

 Các đặc điểm của Swap
Hợp đồng hoán đổi vừa có đặc điểm của một hợp đồng thương mại, lại vừa có điểm khác biệt

Ngoài các đặc điểm cơ bản như một hợp đồng thương mại, hợp đồng hoán đổi có một số khác biệt:

  • Đồng ý hoán đổi lợi ích tài chính: Hai bên thống nhất trao đổi lợi ích từ thị trường tài chính này để đổi lấy lợi ích từ một nguồn tài chính khác.
  • Giá trị bằng không (0): Nếu không có vi phạm hợp đồng, các bên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mặt cho nhau và giá trị hợp đồng là 0.
  • Thực hiện nguyên tắc bù trừ: Hợp đồng được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ, giúp giảm rủi ro tín dụng một cách tối đa.
  • Giao dịch trên thị trường tập trung (OTC): Hợp đồng hoán đổi chỉ được giao dịch trên thị trường tập trung, các bên ký kết đều hiểu rõ về nhau.
  • Tránh rủi ro tài chính liên quan đến tỷ giá và chênh lệch giá: Hợp đồng giúp các bên tránh rủi ro tài chính do biến động tỷ giá và chênh lệch giá mua – bán, đồng thời giúp họ đạt được ngoại tệ và tỷ giá mà không cần phải giao dịch mua bán qua ngân hàng.

Các loại Swap Contract đang có hiện nay

Các loại Hợp đồng hoán đổi hiện nay
Swap Contract bao gồm 5 loại chính

Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency swap contract)

Currency swap contract là một thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi ngoại tệ. 

Theo đó, hai bên thực hiện trao đổi khoản tiền gốc và tiền lãi cố định của một khoản vay để lấy một khoản tiền gốc và lãi cố định tương đương của một khoản vay của một loại đồng tiền khác.

Mục đích của hợp đồng này là cho phép các bên thỏa thuận tận dụng lợi thế từ việc trao đổi tiền gốc và lãi suất cố định giữa các đồng tiền khác nhau, nhằm đáp ứng các nhu cầu tài chính và giảm rủi ro trong giao dịch quốc tế.

Tại Việt Nam, loại Swap Contract này thường kết hợp với hoán đổi lãi suất.

Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap contract)

Credit swap contract là một loại hợp đồng phái sinh tín dụng, trong đó bên mua đồng ý thanh toán một khoản tiền định kỳ (thường là hằng năm) cho bên bán. 

Trong trường hợp công cụ tài chính cơ sở (thường là một trái phiếu, một khoản vay hoặc một công nợ) bị mất khả năng thanh toán, bên mua sẽ nhận được khoản bồi thường từ bên bán.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate swap contract)

Interest rate swap contract
Interest rate swap contract

Interest Rate Swap là loại hợp đồng trong đó một bên thỏa thuận trao đổi dòng lãi suất với một bên khác để lấy dòng tiền mặt. 

Loại hợp đồng này thường được sử dụng để quản lý rủi ro tài sản hoặc nợ (cả cố định và thả nổi), hay để đầu cơ và kiếm lợi từ sự thay đổi lãi suất.

Loại hợp đồng này có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất thông dụng nhất là khi một bên (gọi là bên cố định) trả một mức lãi suất cố định (được gọi là tỷ lệ hoán đổi) cho bên kia (gọi là bên thay đổi), đồng thời nhận lại một lãi suất thả nổi (thường dựa trên lãi suất tham chiếu như LIBOR). Trong trường hợp này:

  • Bên A trả lãi suất cố định cho bên B và nhận lại lãi suất thay đổi.
  • Bên B trả lãi suất cố định cho bên A và nhận lại lãi suất thay đổi.

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity swap contract)

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là một thỏa thuận dựa trên hợp đồng giữa hai bên, trong đó giá thả nổi của hàng hóa được trao đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian xác định.

Trong đó:

  • Người sử dụng muốn đảm bảo giá cố định và trả cho tổ chức tài chính mức giá cố định. Đổi lại, họ sẽ nhận khoản thanh toán dựa trên giá thị trường cho các sản phẩm hàng hóa liên quan.
  • Người sản xuất muốn đảm bảo thu nhập cố định và chấp nhận trả giá thị trường cho tổ chức tài chính, nhưng đổi lại họ sẽ nhận được những khoản thanh toán cố định cho hàng hóa.

Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn (Equity swap contract)

Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn là một thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi dòng tiền vào một ngày xác định trong tương lai.

Nó có hai dòng tiền: 

  • Dòng tiền thả nổi liên quan đến lãi suất Libor 
  • Dòng tiền từ cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường

Hai bên thỏa thuận trao đổi dòng tiền vào ngày đáo hạn dựa trên điều kiện đã định sẵn. 

Hợp đồng này được sử dụng để quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi ích từ biến động của thị trường tài chính và giá cả chứng khoán.

Trên đây, DNSE đã cung cấp những thông tin cần thiết về hợp đồng hoán đổi (SWAP). Hy vọng rằng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp mọi người trong việc thực hiện hợp đồng hoán đổi.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thị Hằng

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan