Kiến thức tổng quan | 30/07/2023

Kickstarter là gì? Điều kiện tham dự nền tảng gọi vốn cho Startup

Kickstarter là một trong hàng ngàn nền tảng hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp xây dựng startup ngày nay. Tuy nhiên, nền tảng này nổi bật với những lợi ích và cơ hội hấp dẫn đặc biệt, giúp thu hút đầu tư và phát triển ý tưởng sáng tạo một cách hiệu quả.

Kickstarter là gì?

Khái niệm và hiểu về Kickstarter

Kickstarter là một nền tảng (platform) gây quỹ (crowdfunding) nổi tiếng, cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng phát triển sản phẩm trình bày các dự án của họ và thu thập vốn từ cộng đồng người dùng trên toàn cầu. 

Về cơ bản, Kickstarter là một công ty huy động vốn đại chúng trực tuyến. Nền tảng này cho phép các nhà phát triển và doanh nghiệp trình bày dự án để huy động vốn từ người dùng qua hình thức crowdfunding, hoàn toàn khác biệt so với mô hình huy động vốn cổ điển.

Kickstarter đã trở nên quen thuộc với cộng đồng khởi nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình gọi vốn cộng đồng và nền tảng này vẫn còn khá mới mẻ, khiến nhiều người Việt bỏ lỡ những cơ hội đáng giá mà nó mang lại.

Đặc điểm của Kickstarter

  • Kickstarter luôn hướng đến mối quan hệ win-win giữa nhà đầu tư và chủ dự án.
  • Bất kỳ dự án nào có khả năng sản sinh lợi nhuận (không phải từ việc từ thiện hoặc tài trợ cá nhân) đều được chấp nhận trên nền tảng này.
  • Nếu dự án huy động thành công, chủ dự án cần đảm bảo chính sách cam kết của Kickstarter, các ưu đãi hoặc quà tặng cho nhà đầu tư tương ứng với số vốn họ đã góp vào dự án.

Phương thức hoạt động của Kickstarter

Phương thức hoạt động của Kickstarter

Trước khi đưa dự án lên Kickstarter, nhà khởi nghiệp cần phải xác định mức vốn cần huy động và thời gian thực hiện một cách cụ thể. 

Thông thường:

  • Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án là 30 – 40 ngày. 
  • Số tiền huy động được phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn đặt ra ban đầu.

Để thu hút đầu tư trên Kickstarter, các startup cần:

  • Trình bày ý tưởng độc đáo và hấp dẫn, chứng minh tiềm năng sản phẩm.
  • Lắng nghe ý kiến đóng góp và sẵn sàng điều chỉnh dự án để phù hợp.
  • Đưa ra nhiều gói phần thưởng và ưu đãi khác nhau, tùy thuộc vào số vốn mà nhà đầu tư đóng góp.

Nếu dự án huy động thành công thì Kickstarter sẽ thu 5% trên tổng số tiền mà chủ dự án huy động được, số tiền còn lại sẽ được chuyển cho chủ dự án. Ngược lại, nếu dự án không thành công, tiền ủng hộ sẽ được hoàn trả cho chủ đầu tư.

Điều kiện tham gia và hướng dẫn sử dụng nền tảng Kickstarter?

Điều kiện tham gia và Cách chạy dự án trên Kickstarter

Điều kiện tham gia

Việc gọi vốn trên Kickstarter cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Sinh sống tại các nước có hỗ trợ nền tảng Kickstarter.
  • Độ tuổi của người gọi vốn phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có tài khoản ngân hàng, địa chỉ và ID (CMND, CCCD, Hộ chiếu) do chính phủ cấp.
  • Có sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng.

Cách chạy dự án trên Kickstarter

Khi đã đáp ứng đủ yêu cầu, người dùng có thể dễ dàng truy cập vào Kickstarter và bắt đầu tạo dự án của mình.

Để thực hiện dự án:

  • Bước 1: Người dùng cần tạo tài khoản và tuân thủ các điều khoản của nền tảng.
  • Bước 2: Sau khi đăng tải dự án, startup sẽ nhận được sự hỗ trợ chi tiết từ đội ngũ nhân viên Kickstarter. Startup cần đưa ra mục tiêu gọi vốn cụ thể và trình bày chi tiết về dự án của mình.
  • Bước 3: Bước cuối cùng là lập kế hoạch thực hiện dự án nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư trên Kickstarter.

Lợi ích khi tham gia Kickstarter 

Lợi ích thiết thực khi startup tham gia Kickstarter
  • Tiền vốn: Kickstarter cho phép bạn huy động nguồn vốn lớn mà không cần phải vay mượn. Đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà Kickstarter mang lại.
  • Đánh giá mức độ khả thi và sự quan tâm: Thông qua số tiền đầu tư, bình luận, và chia sẻ trên mạng xã hội mà dự án nhận được.
  • Mức độ an toàn: Kickstarter được đánh giá là hình thức huy động vốn cộng đồng “an toàn” giúp các startup giảm thiểu rủi ro nợ vay và mất quyền kiểm soát dự án.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Những người đầu tư và ủng hộ dự án đều là những khách hàng tiềm năng, từ đó, giải quyết mối lo ngại của startup về việc không có ai mua sản phẩm.

Ngoài ra, bạn sẽ nhận được gợi ý và phản hồi từ nhiều nhà đầu tư thành công trước đó, giúp bạn điều chỉnh dự án để thu hút đầu tư.

Cơ hội nào cho người Việt gọi vốn trên Kickstarter?

Thực tế, Kickstarter đã đem lại thành công cho nhiều người trên thế giới, kể cả khi họ trải qua thất bại trong lần đầu tiên.

Mặc dù mô hình gọi vốn cộng đồng vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam, nhưng đã có nhiều thành công đáng chú ý từ các startup như: HidrateMe (bình nước thông minh), Code4Startup (khóa học lập trình online), Jelly Galaxy (tai nghe của người Việt), Peloton (xe đạp), …

Điều này tạo hy vọng mô hình crowdfunding sẽ trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, giúp nhiều người khởi nghiệp có cơ hội hơn khi gọi vốn và tránh khó khăn của hình thức gọi vốn truyền thống.

Tuy nhiên, các startup Việt cũng phải đối mặt với một số rào cản khi sử dụng Kickstarter. Phân phối sản phẩm trở nên thách thức do khoảng cách địa lý xa xôi khi cần gửi hàng đi toàn cầu. Điều này có thể gây ra các khó khăn về chi phí vận chuyển và các thủ tục hải quan, làm tăng chi phí và thời gian giao hàng.

Để vượt qua những rào cản này, startup Việt cần tìm kiếm các giải pháp logistic và phân phối hiệu quả để giảm bớt khó khăn và đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.

Đáng chú ý là từ ngày 31/08/2016, Kickstarter đã mở cửa hoạt động tại Singapore và Hồng Kông, tạo nên hi vọng cho cộng đồng startup tại Việt Nam rằng trong tương lai, Kickstarter cũng sẽ có mặt tại nước nhà.

Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về Kickstarter. Hãy theo dõi DNSE thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Đức Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan