Doanh nghiệp | 21/07/2023

Những kỳ lân công nghệ điển hình trên Thế giới và Việt Nam

Các doanh nghiệp khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ đô-la Mỹ được coi là kỳ lân trong lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp. Một điểm chung của các startup kỳ lân là chúng đều mang đến những sản phẩm và dịch vụ đột phá, thay đổi toàn diện lĩnh vực kinh doanh. 

Các kỳ lân công nghệ trên thế giới

Hiện nay, đã có khoảng 1.200 startup kỳ lân công nghệ trên toàn cầu
Hiện nay, đã có khoảng 1.200 startup kỳ lân công nghệ trên toàn cầu

Hiện nay, đã có khoảng 1.200 startup kỳ lân công nghệ trên toàn cầu, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên theo CB Insight.

Một số startup trở thành kỳ lân sau sự đầu tư kỹ lưỡng từ các công ty hàng đầu như SpaceX của Elon Musk. Nhưng cũng có những trường hợp hấp dẫn hơn, khi sự phát triển của họ diễn ra một cách “ngẫu nhiên”, nhưng lại đáp ứng một nhu cầu cá nhân và thu hút hàng triệu khách hàng. 

Dropbox

Nổi bật là Dropbox – một trong những kỳ lân công nghệ nổi tiếng, được sáng lập bởi Drew Houston cách đây 15 năm tại San Francisco, California. 

Ý tưởng hình thành Dropbox là kết quả của sự ngẫu nhiên khi Drew Houston cần một giải pháp cho tình trạng quên mang USB của mình. Ông kết hợp với Arash Ferdowsi thành lập Evenflow, Inc. vào năm 2007, và sau đó đổi tên thành Dropbox, Inc. vào năm 2009.

Nền tảng này đã trải qua giai đoạn tăng trưởng ấn tượng, với hơn 1 triệu người dùng vào tháng 4/2009, số lượng này nhanh chóng tăng lên 3 triệu vào tháng 11 cùng năm. 

Đến tháng 10/2011, đạt 50 triệu người dùng và vượt qua mốc 100 triệu vào tháng 11/2012. Chưa dừng lại ở đó, số người dùng tiếp tục gia tăng, vượt qua 500 triệu vào năm 2016 và 700 triệu vào năm 2021. 

Dropbox cung cấp nhiều gói dịch vụ cho người dùng tương tự như Google Drive hay iCloud, từ phiên bản miễn phí với dung lượng 2GB cho đến các gói trả phí với dung lượng và tính năng cao hơn.

Từ năm 2012, nền tảng này đã mở rộng hệ sinh thái của mình thông qua sáp nhập và mua lại nhiều công ty khác như: Mua Audiogalaxy – một nền tảng lưu trữ âm nhạc trên đám mây, và Snapjoy – một dịch vụ lưu trữ hình ảnh. 

Ngoài ra còn nhiều công ty khác được mua lại như TapEngage, Endorse, Bubbli, Loom, HelloSign, Hackpad, DocSend và Cloudon, đa phần đều là các startup.

Về tài chính, Dropbox đã đạt doanh thu 2,32 tỷ đô la Mỹ và lợi nhuận 181 triệu đô la Mỹ trong năm 2022. Hiện tại, giá trị thị trường của nền tảng này được ước tính khoảng 8,8 tỷ đô la Mỹ.

Paypal

Một kỳ lân nổi tiếng khác là PayPal Holdings, Inc. – công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền trực tuyến. 

Được thành lập vào năm 1998 bởi Max Levchin, Peter Thiel và Luke Nosek với tên gọi Confinity, PayPal ban đầu phát triển phần mềm bảo mật cho thiết bị cầm tay trước khi chuyển sang mô hình ví điện tử.

Confinity và X.com sáp nhập thành PayPal vào tháng 3-2000. Sau đó, PayPal tập trung vào dịch vụ thanh toán và trở thành công ty niêm yết vào năm 2002.

Tháng 10 cùng năm, eBay mua lại PayPal với giá 1,5 tỷ đô-la Mỹ, khiến PayPal trở thành phương thức thanh toán phổ biến trên eBay.

PayPal nhanh chóng phát triển thông qua các hợp tác và mua lại như: mua VeriSign để tăng bảo mật vào năm 2005, hợp tác với MasterCard và có doanh thu 1,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2007. Với hơn 100 triệu người dùng tại 190 thị trường vào năm 2010, PayPal hợp tác với Discover Card và đạt tổng khối lượng thanh toán 145 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2012.

PayPal đã mở rộng hệ sinh thái của mình thông qua nhiều thương vụ mua lại, bao gồm iZettle và Honey, với giá trị đáng kể. Trong năm tài chính 2019, PayPal đạt lợi nhuận 2,459 tỷ đô la Mỹ trong tổng doanh thu 17,77 tỷ đô la Mỹ, với tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị thị trường của PayPal vào tháng 12-2019 đạt 127,58 tỷ đô la Mỹ.

Ngoài ra, còn nhiều startup khác đã tạo ra sự đột phá và tiếng vang lớn trên thị trường công nghệ như: Stripe, BYJU’S, Checkout.com, Databricks,… Vậy còn Việt Nam thì sao?

Các kỳ lân công nghệ Việt Nam

Cuối năm 2021, Việt Nam đã thêm MoMo và Sky Mavis vào danh sách kỳ lân công nghệ, cùng với VNG và VNLIFE. Mặc dù quy mô chưa lớn nhưng đây là những thành tựu đáng chú ý. Việt Nam xếp thứ ba về số lượng kỳ lân công nghệ trong khu vực, sau Singapore và Indonesia, theo Forbes Vietnam.

VNG Corporation

VNG được định giá 1 tỷ đô la Mỹ
VNG được định giá 1 tỷ đô la Mỹ

VNG, thành lập năm 2004, với tên gọi là VinaGame. Ban đầu tập trung vào phát hành game online, sau đó dần mở rộng sang các lĩnh vực khác như thương mại điện tử và mạng xã hội.

Năm 2014, VNG được định giá 1 tỷ đô la Mỹ và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Việt Nam. Đến cuối năm 2020, giá trị doanh nghiệp đạt khoảng 1,5-1,7 tỷ đô la Mỹ.

VNlife – Công ty Cổ phần Tập đoàn Cuộc sống Việt

VNLife phát triển ứng dụng VNPay và trở thành siêu ứng dụng thanh toán hàng đầu
VNLife phát triển ứng dụng VNPay và trở thành siêu ứng dụng thanh toán hàng đầu

VNLife, thành lập vào năm 2007, là kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam.

Hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử, VNLife phát triển ứng dụng VNPay và trở thành siêu ứng dụng thanh toán hàng đầu với hàng chục dịch vụ và hệ thống thanh toán bằng mã QR lớn nhất Việt Nam. Hệ thống thanh toán của VNPay xử lý khoảng 1 tỷ đô la Mỹ lưu lượng thanh toán mỗi năm. 

Cuối năm 2021, tập đoàn đã huy động thành công hơn 250 triệu đô và có định giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ.

Momo: Chuyển tiền & Thanh toán

Với hơn 500 dịch vụ khác nhau, Momo cho phép người dùng thanh toán và giao dịch trên điện thoại di động
Với hơn 500 dịch vụ khác nhau, Momo cho phép người dùng thanh toán và giao dịch trên điện thoại di động

Tiếp đến Momo, một nền tảng ví điện tử của M_Service, là kỳ lân công nghệ tiếp theo của Việt Nam. Với hơn 500 dịch vụ khác nhau, Momo cho phép người dùng thanh toán và giao dịch trên điện thoại di động.

Sau khi thu hút được 2,5 triệu người dùng, Momo đã nhận vốn đầu tư từ Goldman Sachs và Standard Chartered Private Equity với tổng giá trị 28 triệu đô la Mỹ trong vòng gọi vốn series B.

Năm 2021, Momo tiếp tục nhận được đầu tư trị giá khoảng 200 triệu đô la Mỹ, nâng định giá công ty lên trên 2 tỷ đô la Mỹ.

Sky Mavis

Sky Mavis đạt mức định giá 3 tỷ USD, trở thành kỳ lân đắt giá nhất Việt Nam chỉ sau hơn 3 năm hoạt động
Sky Mavis đạt mức định giá 3 tỷ USD, trở thành kỳ lân đắt giá nhất Việt Nam chỉ sau hơn 3 năm hoạt động

Sky Mavis là kỳ lân công nghệ cuối cùng của Việt Nam, được thành lập vào đầu năm 2018 và phát triển tựa game NFT Axie Infinity. 

Đầu năm 2021, Axie Infinity đã có hơn 2,6 triệu người chơi và tổng giá trị giao dịch tháng trong game gần 1 triệu đô la Mỹ. 

Vào tháng 10-2021, Sky Mavis huy động thành công 152 triệu đô la Mỹ trong vòng gọi vốn series B, định giá công ty lên 3 tỷ đô la Mỹ.

Việt Nam đang chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng khởi nghiệp công nghệ. Với sự hỗ trợ và đầu tư vào đổi mới sáng tạo ngày càng gia tăng, chúng ta có cơ sở để tin rằng sẽ sớm có những kỳ lân công nghệ nổi bật tiếp theo.

File đính kèm

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan