Kiến thức tổng quan | 31/03/2022

Kỳ phiếu là gì? Có nên đầu tư vào kỳ phiếu không?

Ngoài cổ phiếu và trái phiếu thì kỳ phiếu cũng là một hình thức đầu tư có thể cân nhắc với lợi nhuận ổn định và ít rủi ro. Dù vậy, nhiều người vẫn còn khá xa lạ với thuật ngữ này. Vậy kỳ phiếu là gì? Có nên đầu tư vào kỳ phiếu không? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Kỳ phiếu là gì?
Kỳ phiếu là gì?

Kỳ phiếu là gì?

Kỳ phiếu là một công cụ nợ được lập bằng văn bản nhằm cam kết sẽ trả nợ vào một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai. Người lập kỳ phiếu là người vay nợ. Đối tượng hướng tới của kỳ phiếu thường là bên cho vay hoặc một người khác được bên cho vay ủy thác. Nội dung cụ thể về lượng tiền và thời gian trả nợ sẽ được thống nhất bởi hai bên.

Kỳ phiếu thường chứa tất cả các điều khoản liên quan đến khoản vay. Chúng bao gồm số tiền gốc, lãi suất, ngày đáo hạn, ngày và nơi phát hành, chữ ký của người phát hành,… Kỳ phiếu vẫn có hiệu lực pháp luật, nhưng không được chính thức như hợp đồng cho vay.

Kỳ phiếu thường được phát hành bởi các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được lập bởi các công ty nhỏ hoặc cá nhân. Chúng cho phép một người hoặc một doanh nghiệp có thể nhận hỗ trợ về tài chính mà không phải ngân hàng. 

Khi thành lập, kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Đó có thể là ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Nguyên nhân vì đây là văn bản nhằm cam kết trả nợ. Do đó, có sự bảo lãnh sẽ đảm bảo cho tính cam kết của kỳ phiếu. Đây là tính bất khả kháng của kỳ phiếu.

Nội dung của một kỳ phiếu

Trong nhiều trường hợp, thời hạn của khoản vay được tính kể từ khi kỳ phiếu được thành lập. Do đó, nội dung của kỳ phiếu cần nêu rõ các điều khoản và điều kiện cụ thể. Dưới đây là những mục mà một kỳ phiếu thường có:

Nợ gốc

Nợ gốc là số tiền nợ ban đầu của người vay
Nợ gốc là số tiền nợ ban đầu của người vay

Nợ gốc là tổng số tiền nợ ban đầu mà người lập phiếu hứa sẽ trả người cho vay. Người vay tiền phải đảm bảo rằng toàn bộ số nợ này sẽ được trả trước khi đáo hạn.

Ngày phát hành

Ngày phát hành trên kỳ phiếu biểu thị ngày, giờ mà nó được thành lập. Đây cũng được tính là thời điểm khoản vay có hiệu lực.

Ngày đáo hạn

Ngày đáo hạn quy định thời điểm mà người đi vay cần hoàn trả toàn bộ số tiền cho chủ nợ.

Cách thức trả

Kỳ phiếu thường cũng sẽ đề cập đến hình thức trả nợ của người đi vay. Điều này thường được thống nhất giữa hai bên vay và cho vay. Ví dụ, bạn có thể trả dần một khoản vay định kỳ theo tháng hoặc trả hết một lần trước khi đáo hạn. 

Lãi suất

Lãi suất là một yếu tố không thể thiếu trong kỳ phiếu. Lãi suất có thể là một con số cố định được tính trên số tiền còn nợ của khoản vay. 

Ví dụ, bạn vay tiền 100 triệu với lãi suất 1%/tháng và trả trong 1 năm, chia làm 2 lần, mỗi lần 50 triệu. Khi trả tiền lần đầu, lãi suất 1% sẽ được tính trên 100 triệu. Tức bạn sẽ phải trả thêm 100 x 1%= 1 triệu mỗi tháng. Tuy nhiên, sau khi bạn hoàn trả 50 triệu và chỉ còn nợ 50 triệu. Lúc này, lãi suất 1% sẽ được tính trên 50 triệu còn lại. Tức mỗi tháng bạn sẽ phải trả thêm 50 x 1% = 0.5 triệu = 500 nghìn. 

Kỳ phiếu đề cập cũng đề cập đến lãi suất khoản vay
Kỳ phiếu đề cập cũng đề cập đến lãi suất khoản vay

Tuy nhiên, đôi khi lãi suất cũng sẽ thay đổi dựa theo thời gian, thường là tăng lên theo thời gian. Điều này tức là nếu bạn vay càng lâu thì số tiền lãi bạn phải chịu càng cao.

Số tiền được hoàn trả

Kỳ phiếu có thể bao gồm tổng số tiền của khoản vay được hoàn trả. Nó bao gồm khoản nợ gốc cùng cả các khoản lãi được tích lũy theo thời gian.

Tài sản thế chấp 

Người cho vay có thể liệt kê bất kỳ tài sản nào được sử dụng làm tài sản thế chấp trong trường hợp người vay không trả được nợ. Điều này giúp người cho vay an tâm hơn với khoản tiền mình bỏ ra.

Chữ ký

Kỳ phiếu cần có chữ ký của cả hai bên để xác nhận các điều khoản của thỏa thuận. Đồng thời, điều này cũng giúp cho kỳ phiếu có giá trị pháp lý.

Có nên đầu tư kỳ phiếu không?

Đầu tư kỳ phiếu có nhiều ưu điểm
Đầu tư kỳ phiếu có nhiều ưu điểm

Kỳ phiếu thường được lập bởi các doanh nghiệp với mục đích huy động vốn một cách nhanh chóng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc biến kỳ phiếu trở thành một danh mục đầu tư. Nó có thể cung cấp một vài lợi ích đặc biệt sau đây:

  • Lãi suất cao: Khi phát hành kỳ phiếu, doanh nghiệp thường để mức lãi suất tương đối cao. Mục đích của việc này là để thu hút nguồn vốn tốt hơn. Mức lãi suất của kỳ phiếu có thể cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng khoảng từ 1 – 1,5%.
  • Có thể chuyển nhượng dễ dàng: Bạn có thể chuyển quyền sở hữu kỳ phiếu một cách khá đơn giản. Không có rào cản nào cho việc này. Bạn có thể trao đổi thông qua mua bán, chuyển quyền thừa kế,..
  • Ít rủi ro: So với cổ phiếu thì kỳ phiếu được coi là phương thức đầu tư ít rủi ro hơn hẳn. Bạn cũng sẽ không cần quá nhiều kiến thức để đầu tư kỳ phiếu. Tuy  nhiên, bạn cần cần đảm bảo rằng doanh nghiệp phát hành kỳ phiếu đủ uy tín để không bị quỵt nợ. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Ít nhất hãy chắc chắn rằng công ty sẽ không phá sản trước khi khoản vay đáo hạn.

Việc phát hành kỳ phiếu tại Việt Nam

Hoạt động phát hành kỳ phiếu được diễn ra từ sớm. Chủ yếu là từ các ngân hàng với mục đích huy động vốn. Những đợt phát hành kỳ phiếu đầu tiên diễn ra từ những năm 2000 nhưng lãi suất khá thấp. Sau đó, đây dần trở thành phương thức huy động vốn quen thuộc hơn. Trong các năm tiếp theo, các ngân hàng thương mại liên tiếp phát hành kỳ phiếu để huy động vốn. Lãi suất của kỳ phiếu cũng tăng cao hơn.

Hiện nay, việc phát hành kỳ phiếu còn thường thấy cả ở các doanh nghiệp. Nó không còn chỉ giới hạn trong ngành ngân hàng nói chung mà đã phổ biến hơn. Do đó, kỳ phiếu cũng là một phương thức đầu tư đáng để cân nhắc.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của DNSE về kỳ phiếu là gì. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kỳ phiếu cũng như những lợi ích đạt được khi đầu tư kỳ phiếu. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan