Chứng khoán | 29/06/2023

Ký quỹ trong chứng khoán phái sinh là gì?

Trong thị trường chứng khoán, phái sinh đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Để đạt được thành công trong giao dịch này, hiểu và tuân thủ quy tắc về ký quỹ là vô cùng quan trọng.

Ký quỹ trong chứng khoán phái sinh là gì?

Ký quỹ là một trong những điểm khác biệt của giao dịch chứng khoán phái sinh so với giao dịch cổ phiếu.
Ký quỹ là một trong những điểm khác biệt của giao dịch chứng khoán phái sinh so với giao dịch cổ phiếu.

Ký quỹ trong chứng khoán phái sinh là khoản tiền hoặc tài sản đóng vai trò như một khoản đặt cọc gửi vào Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). 

Khoản tiền này đầu tư phải nộp trước khi tham gia vào hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng.

Đây là một điểm khác biệt đáng chú ý so với giao dịch cổ phiếu.

Cụ thể hơn, khi một Nhà đầu tư (NĐT) tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, họ phải gửi một khoản tiền hoặc giá trị chứng khoán làm ký quỹ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Tỷ lệ ký quỹ ban đầu được quy định bởi VSD và khác nhau cho từng loại hợp đồng chứng khoán phái sinh. Thông thường, tỷ lệ này được nêu rõ trước khi nhà đầu tư tham gia giao dịch.

Nếu không có đủ số tiền ký quỹ theo yêu cầu, nhà đầu tư có thể bị gọi ký quỹ từ phía Trung tâm lưu ký. Điều này đòi hỏi họ phải nộp đầy đủ ký quỹ để tiếp tục nắm giữ vị thế đối với hợp đồng tương lai và tiếp tục tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

Các loại ký quỹ trong chứng khoán phái sinh

Bốn loại ký quỹ trong chứng khoán phái sinh
Bốn loại ký quỹ trong chứng khoán phái sinh

Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM)

Ký quỹ ban đầu trong giao dịch chứng khoán phái sinh là số tiền tối thiểu mà Thành viên bù trừ (TVBT) phải nộp trước khi tham gia.

  • Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do VSD công bố và được tính dựa trên giá trị tài sản ký quỹ.
  • VSD xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu dựa trên biến động thị trường và thông báo trên trang thông tin điện tử. 
  • VSD xác định lại tỷ lệ ký quỹ ban đầu định kỳ vào ngày 1, 10 và 20 hàng tháng, công bố trên trang thông tin điện tử của VSD ít nhất hai ngày làm việc trước khi áp dụng.
  • VSD có quyền điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu theo biến động thị trường và hướng dẫn chi tiết được đưa ra trong Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh.

Công thức tính ký quỹ ban đầu:

Mức ký quỹ ban đầu: IM = Giá giao dịch * Hệ số nhân Hợp đồng * Số lượng Hợp đồng mua/bán * Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu.

Trong đó:

  • Giá giao dịch đầu ngày giao dịch: Giá tham chiếu
  • Giá giao dịch trong ngày giao dịch: Giá khớp gần nhất
  • Giá giao dịch cuối ngày giao dịch: Giá cuối giờ

Ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (Delivery Margin – DM)

Theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được quy định như sau:

  • Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP là giá trị ký quỹ mà thành viên bù trừ bên bán và bên mua phải duy trì từ ngày giao dịch cuối cùng đến ngày thanh toán cuối cùng để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
  • Ký quỹ đảm bảo có thể nộp bằng tiền hoặc bằng trái phiếu có thể chuyển giao. Thành viên bù trừ bên mua nộp ký quỹ bằng tiền, trong khi thành viên bù trừ bên bán có thể nộp ký quỹ bằng tiền hoặc bằng trái phiếu từ danh sách các trái phiếu có thể chuyển giao.
  • Tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thực hiện HĐTL TPCP được công bố trên trang điện tử của VSD ít nhất 2 ngày làm việc trước khi áp dụng.

Ký quỹ biến đổi (Variation Margin – VM)

  • Ký quỹ biến đổi được xác định dựa trên lãi lỗ của các vị thế trong phiên giao dịch trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. 
  • Đối với vị thế hiện có, giá giao dịch được so sánh với giá thanh toán cuối ngày giao dịch trước đó hoặc giá thanh toán mở vị thế. 
  • Đối với vị thế đóng trong ngày, giá thanh toán đóng vị thế được so sánh với giá thanh toán cuối ngày giao dịch trước đó hoặc giá thanh toán mở vị thế.
  • Giá trị ký quỹ biến đổi chỉ được tính vào giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu trong trường hợp vị thế trong danh mục đầu tư trên tài khoản của nhà đầu tư có lỗ.

Công thức tính ký quỹ biến đổi:

Mức ký quỹ biến đổi: VM = (Giá 1 – Giá 2) x Số hợp đồng x Hệ số nhân

Ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement – MR)

  • Ký quỹ duy trì yêu cầu là tổng giá trị ký quỹ mà thành viên bù trừ phải nộp để duy trì các vị thế đứng tên thành viên bù trừ trong phiên giao dịch. 
  • Nó bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (áp dụng khi không nộp trái phiếu chuyển giao), và ký quỹ biến đổi. 
  • Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư chỉ được mở vị thế mới nếu tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ dưới ngưỡng cảnh báo. 
  • Nếu vượt quá ngưỡng cảnh báo, tài khoản giao dịch sẽ bị đình chỉ và nhà đầu tư phải giảm vị thế hoặc nộp thêm ký quỹ.

Công thức tính ký quỹ duy trì yêu cầu:

Mức ký quỹ duy trì:  MR = IM (Ký quỹ ban đầu)  + VM (Ký quỹ biến đổi)

Để giao dịch chứng khoán phái sinh thành công, nhà đầu tư cần tuân thủ quy tắc ký quỹ. Hiểu rõ về các loại ký quỹ là điều kiện quan trọng để đảm bảo an toàn và ổn định. Với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý và tổ chức tài chính, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội từ chứng khoán phái sinh để đạt được mục tiêu đầu tư và lợi nhuận bền vững.

Future X – Giao dịch phái sinh với tỷ lệ cọc thấp nhất thị trường

Future X là sản phẩm giao dịch chứng khoán phái sinh của Chứng khoán DNSE với nhiều tính năng ưu việt nhằm mục đích tối ưu trải niệm trên ứng dụng đầu tư Entrade X.

Hiện nay, Future X đang có tỷ lệ cọc mở hợp đồng thấp nhất thị trường, chỉ 18,48%, giúp nhà đầu tư tiếp cận thị trường phái sinh một cách linh hoạt và hiệu quả.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều lợi ích khác khi nhà đầu tư lựa chọn Future X như:

  • Nạp rút tiền 24/7 bất kể thời gian hay địa điểm.
  • Quản trị và cho vay theo từng Deal riêng lẻ.
  • Phần mềm giao dịch có đỗ trễ thấp nhất với khả năng xử lý 10.000 lệnh/giây.

Hãy truy cập ngay và mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh ngay cùng Future X và tận dụng cơ hội đầu tư!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan