Doanh nghiệp | 11/01/2023
Lợi nhuận giữ lại và những điều nhà đầu tư nên biết!
Lợi nhuận giữ lại được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế thuộc cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư coi đây là “lợi nhuận chưa phân phối” hoặc “lãi chưa chia”. Vậy hiểu như thế nào là đúng? Cùng DNSE tìm hiểu vấn đề này ngay nhé!
Lợi nhuận giữ lại là gì?
Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) chính là phần lợi nhuận thực tế còn lại của một doanh nghiệp; sau khi đã nộp thuế cũng như phân chia cổ tức cho các cổ đông. Theo bảng cân đối kế toán, đây là phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào cuối mỗi kỳ kế toán.
Nó thường được sử dụng nhằm mở rộng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; thanh toán nợ hoặc chi tiêu cho các tài sản cố định cũng như vốn lưu động.
Nếu một doanh nghiệp không tin rằng họ có thể kiếm đủ mọi lợi tức đầu tư từ những khoản thu nhập giữ lại; thì doanh nghiệp đó thường sẽ phân phối khoản thu nhập đó cho các cổ đông dưới dạng cổ tức hoặc tiến hành mua lại cổ phiếu.
Các yếu tố ảnh hưởng
Xét về bản chất, lợi nhuận giữ lại sẽ chịu sự ảnh hưởng của 3 yếu tố: lợi nhuận ban đầu, thu nhập ròng và cổ tức.
Lợi nhuận giữ lại ban đầu
Số dư cuối kỳ hay còn gọi là lợi nhuận ròng cuối kỳ sẽ trở thành số dư đầu kỳ của kỳ kế toán tiếp theo. Cùng với đó, lợi nhuận giữ lại sẽ được cộng dồn dựa trên lợi nhuận đầu kỳ.
Lợi nhuận này có thể xảy ra 3 trường hợp: dương, âm hoặc bằng 0.
Nếu dương tức là kỳ kế toán trước đó có lãi. Nếu âm tức là doanh nghiệp đang có khoản lỗ ròng từ kỳ trước; tức là kỳ kế toán không đủ để bù đắp khoản nợ của doanh nghiệp cũng như không đủ để chia cổ tức cho cổ đông.
Thu nhập ròng
Thu nhập ròng thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận tăng thì quá trình đóng góp vào thu nhập giữ lại tăng. Nếu nó giảm thì lỗ ròng sẽ xảy ra.
Thu nhập ròng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh,… Vậy nên trong trường hợp các khoản này có sự thay đổi thì thu nhập ròng sẽ biến động theo và ảnh hưởng đến nó.
Cổ tức
Doanh nghiệp sẽ phải trả cổ tức theo hai trường hợp: bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu.
- Trường hợp 1: Trả bằng tiền mặt
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt là dòng tiền ra; nó sẽ ảnh hưởng đến khoản mục tiền mặt của bảng cân đối kế toán. Vậy nên việc này dẫn tới giảm lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.
- Trường hợp 2: Trả bằng cổ phiếu
Đây là quá trình cổ đông nhận được thu nhập là cổ phiếu phổ thông và các tài khoản vốn góp cung như các tài khoản vốn góp được bổ sung. Trả bằng cổ phiếu sẽ không làm ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp nên sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhưng bên cạnh đó, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu vẫn sẽ giữ nguyên được quy mô vốn của chủ sở hữu. Mặt khác số lượng cổ phiếu sẽ làm tăng giá trị trên mỗi cổ phiếu.
Đặc điểm của lợi nhuận giữ lại
- Đây là khoản thặng dư mà doanh nghiệp đã kiếm được
- Giá trị của nó có xu hướng gia tăng giữa các kỳ kế toán đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Lời khuyên cho các doanh nghiệp này là nên sử dụng RE trong quá trình đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh.
- Nó có xu hướng giảm nghĩa là doanh nghiệp có khoản nợ tòng và không đủ để bù đắp cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
Ý nghĩa về kinh tế
RE là một yếu tố quan trọng phải ánh trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Lợi nhuận giữ lại trong mỗi kỳ kế toán sẽ giúp doanh nghiệp biết được thu nhập thực tế sau khi trừ thuế và cổ tức. Dựa vào tình trạng của RE lớn hay nhỏ, họ sẽ phải điều chỉnh các kế hoạch trong các kỳ kế toán tiếp theo để thu hút lợi nhuận tối đa.
- RE cũng có ý nghĩa quan trọng với cổ đông ngắn hạn. Vì họ quan tâm đến các khoản thu nhập từ việc nắm giữ cổ phiếu và mong muốn được nhận cổ tức dưới dạng tiền.
- Đối với các cổ đông dài hạn, họ thường ưu tiên về vấn đề phát triển việc kinh doanh. Vậy nên họ muốn được trả thu nhập dưới dạng cổ tức và sử dụng RE để thuận tiện trong quá trình đầu tư.
Công thức tính
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng – Cổ tức
Nó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 yếu tố đã nêu trên. Vậy nên qua công thức có thể thấy RE tỷ lệ thuận với RE ban đầu cũng như thu nhập ròng; nhưng nó lại tỷ lệ nghịch với cổ tức.
Khi RE ban đầu cũng như thu nhập ròng cao thì RE sẽ tăng cao. Tuy nhiên, trong quá trình trả cổ tức cho các cổ đông có xu hướng tăng thì RE giảm.
Lựa chọn sử dụng lợi nhuận giữ lại
Nhà đầu tư thường sử dụng RE với nhiều mục đích, cụ thể như sau:
- Tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh
- Thanh toán nợ cho doanh nghiệp
- Phân chia đều vào các quỹ của doanh nghiệp chẳng hạn như: quỹ lương thưởng cho người lao động
- Bổ sung thêm thiết bị
- Chi trả cho các hoạt động nghiên cứu & phát triển của doanh nghiệp
- Mua lại cổ phiếu từ cổ đông
Qua bài viết này chắc chắn bạn đã có một cái nhìn tổng quát về lợi nhuận giữ lại. Hy vọng nó sẽ giúp đỡ bạn trong quá trình đầu tư.