Doanh nghiệp | 10/03/2022

Lợi nhuận gộp là gì? Đặc điểm và công thức tính lợi nhuận gộp

Có khá nhiều thuật ngữ trong báo cáo tài chính khiến cho nhiều người mới tìm hiểu cảm thấy bối rối. Một trong số đó là Lợi nhuận gộp. Vậy Lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp có gì khác so với Lợi nhuận trước thuế và sau thuế?… Những thắc mắc này sẽ được DNSE giải đáp trong bài viết dưới đây.

Lợi nhuận gộp là gì?

Cùng tìm hiểu về khái niệm lợi nhuận gộp
Cùng tìm hiểu về khái niệm lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp (hay lãi gộp) là khoản tiền lời của doanh nghiệp sau khi khấu trừ hết các khoản tiền từ khi bắt đầu sản xuất và bán thành công sản phẩm: tiền sản xuất, phí dịch vụ và các khoản khác. 

Lợi nhuận gộp chính là bằng chứng phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là chỉ số dùng để đánh giá kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Cách tính lợi nhuận gộp

Công thức xác định lợi nhuận gộp như sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

Trong đó:

  • Giá vốn hàng bán là tổng chi phí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất hàng hóa: nguyên vật liệu, kho hàng, marketing, quản lý doanh nghiệp, vận chuyển,…
  • Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được từ bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại.  

Cách thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp (hệ số biên lợi nhuận) như sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu

Nếu tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn kế hoạch hoặc thấp hơn so với các công ty cùng ngành, doanh nghiệp cần xem lại số tiền lãi gộp thu được. Cùng với đó là xem xét đến những khoản chi để có lựa chọn cắt giảm phù hợp.

Khi tính lợi nhuận gộp, bạn sẽ kiểm soát được tỷ suất lợi nhuận và có thể định hướng phát triển, phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý nhất.

Ví dụ: Một công ty thu được 300.000 USD doanh thu bán hàng. Giả sử tiền vốn bỏ ra để sản xuất là 30.000 USD; phí vận chuyển và kho bãi là 10.000 USD; phí nhân công là 15.000 USD, như vậy ta có:

Lợi nhuận gộp = 300.000 – (30.000 + 10.000 + 15.000) = 45.000 USD

Tỷ suất lợi nhuận gộp = 45,000 / 300.000 x 100% = 15%

Đặc điểm của lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là “thước đo sự thành công” của doanh nghiệp
Lợi nhuận gộp là “thước đo sự thành công” của doanh nghiệp

Lợi nhuận gộp là “thước đo sự thành công” của doanh nghiệp. Nó thể hiện hiệu quả việc sử dụng lao động và nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong sản xuất dịch vụ, hàng hóa.

Lợi nhuận thường xuất hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều loại chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp:

  • Nguyên vật liệu
  • Chi phí cho người lao động
  • Phí thiết bị
  • Tiền dịch vụ ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng
  • Các chi phí trong quá trình sản xuất: vận chuyển, kho,…

Lợi nhuận gộp có gì khác so với lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế sẽ được tính sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ đi các khoản chi phí vận hành khác (có thể không liên quan trực tiếp tới việc sản xuất). Sau đó, trừ đi các khoản thuế sẽ ra lợi nhuận sau thuế – tức số tiền thực tế mà doanh nghiệp thu được.

Lợi nhuận gộp là thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) thể hiện số tiền lãi thực tế doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi mọi chi phí và thuế.

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp là gì?

Những doanh nghiệp có hệ số biên lợi nhuận càng lớn thì có số lãi ròng (lợi nhuận sau thuế) càng cao. Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các vấn đề liên quan tới lợi nhuận gộp càng cần quản lý chặt chẽ.

Lợi nhuận gộp giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực với nhau hơn. Do đây là chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên qua lợi nhuận gộp, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng phát triển của doanh nghiệp đó. Qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào lợi nhuận gộp để đánh giá một doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp càng cao chứng minh công ty hoạt động tốt và có khả năng tài chính. Từ đó, công ty sẽ có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để phát triển và vươn tầm. Nhưng bên cạnh lợi nhuận gộp, còn có nhiều yếu tố khác cần được đánh giá như: quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh,… Vì vậy, các nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo để đưa ra những đánh giá đúng đắn.

Kết luận

Bài viết là chia sẻ của DNSE về lợi nhuận gộp. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã hiểu lợi nhuận gộp là gì cũng như cách tính và ý nghĩa của chỉ số này. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan