Kinh tế | 13/07/2023

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế là gì?

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế gọi tắt là FATF có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và thực hiện các tiêu chuẩn về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Vậy FATF là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế là gì?

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (Financial Action Task Force – viết tắt: FATF) là một cơ quan liên chính phủ có nhiệm vụ phát triển và thúc đẩy các chính sách để bảo vệ hệ thống tài chính toàn cầu. 

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế được thành lập vào tháng 7/1989 bởi Bộ trưởng các quốc gia thành viên, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Paris. 

Sự gia tăng thương mại quốc tế và nền kinh tế toàn cầu đã dẫn đến sự gia tăng tội phạm tài chính như rửa tiền. Với sự tham gia của hơn 39 quốc gia, FATF có nhiệm vụ thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế để chống lại các tội phạm tài chính này. 

Chức năng của FATF là đưa ra các chuẩn mực và thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hoạt động. Nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí và những mối đe dọa có liên quan khác. FATF cũng nỗ lực nhằm xác định các tổn thương ở mức độ quốc gia với mục đích bảo vệ hệ thống tài chính quốc tế không bị lợi dụng. 

Thành viên của FATF 

Thành viên của tổ chức này gồm 39 nước, vùng lãnh thổ và hai tổ chức vùng.  

Bên cạnh FATF còn có một số lực lượng quốc tế gọi là FSRBs (FATF-Style Regional Bodies) được tổ chức theo khu vực hoặc theo những chức năng đặc biệt của tổ chức. 

FSRBs được xây dựng như FATF thu nhỏ với 3 chức năng chính : 

  • Thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ khủng bố của FATF. 
  • Thực hiện việc đánh giá chéo giữa các nước thành viên để xác định và giúp các nước thành viên khắc phục những điểm yếu trong chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. 
  • Cung cấp cho các nước thành viên thông tin về các xu hướng, thủ đoạn và những diễn biến khác của hoạt động rửa tiền trong các báo cáo về thủ đoạn rửa tiền hàng năm.

Một số thành viên của FATF cũng là thành viên của FSRBs. Những FSRBs hiện đang được FATF thừa nhận bao gồm:

FATF còn có một số lực lượng quốc tế gọi là FSRBs (FATF-Style Regional Bodies) được tổ chức theo khu vực hoặc theo những chức năng đặc biệt của tổ chức
FATF còn có một số lực lượng quốc tế gọi là FSRBs (FATF-Style Regional Bodies) được tổ chức theo khu vực hoặc theo những chức năng đặc biệt của tổ chức
  • Nhóm Châu Á/Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG)
  • Lực lượng đặc nhiệm tài chính khu vực Caribe (CFATF)
  • Hội đồng Ủy Ban Châu Âu lựa chọn các chuyên gia đánh giá các biện pháp chống rửa tiền (MONEYVAL)
  • Nhóm chống rửa tiền khu vực Đông và Nam Phi (ESAAMLG)
  • Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền khu vực Nam Mỹ (GAFISUD).

Từ tháng 5/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của APG và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị về chống tài trợ khủng bố của FATF.

Các khuyến nghị của FATF

Nhiệm vụ hàng đầu của FATF là giúp các nước thành viên ban hành các quy định về chống rửa tiền và mục tiêu cuối cùng là ban hành được luật phòng, chống rửa tiền. FATF đưa ra 40 khuyến nghị nhằm chống lại việc lợi dụng hệ thống tài chính để rửa tiền buôn lậu ma túy vào năm 1990…

Từ năm 2001, FATF đã mở rộng sứ mệnh của mình vượt ra khỏi phạm vi chống rửa tiền. Từ đó thực hiện thêm nhiệm vụ về chống tài trợ khủng bố (CFT) trên toàn thế giới với việc thông qua 8 khuyến nghị đặc biệt đầu tiên về CFT. Tháng 10/2004, FATF thông qua khuyến nghị đặc biệt thứ 9 liên quan đến người chuyển phát nhanh tiền mặt. 

Giống như 40 khuyến nghị về chống rửa tiền, 9 khuyến nghị đặc biệt này không đơn giản chỉ là những đề nghị mà là mệnh lệnh hành động đối với mỗi nước. Không chỉ dừng lại ở các nước thành viên của FATF, nếu những nước đó muốn được coi là nước tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về chống tài trợ khủng bố.  

FATF đưa ra 40 khuyến nghị nhằm chống lại việc lợi dụng hệ thống tài chính để rửa tiền buôn lậu ma túy vào năm 1990..
FATF đưa ra 40 khuyến nghị nhằm chống lại việc lợi dụng hệ thống tài chính để rửa tiền buôn lậu ma túy vào năm 1990..

Cơ cấu hoạt động của FATF

FATF hoạt động theo chế độ chủ tịch luân phiên hàng năm. Đứng đầu FATF là Chủ tịch và 1 Phó chủ tịch. 

Hội đồng thành viên của FATF có nhiệm vụ giám sát hoạt động của 4 nhóm công tác trong từng lĩnh vực cụ thể. Từ việc phát hiện những mối đe dọa mới đến việc đánh giá quá trình thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố tại mỗi quốc gia thành viên, gồm: 

  1. Nhóm nghiên cứu về các thủ đoạn rửa tiền (Working Group on Typologies); 
  2. Nhóm nghiên cứu về hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố (Working Group on Terrorist Financing and Money Laundering); 
  3. Nhóm đánh giá việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (Working Group on Evaluations and Implementation); 
  4. Nhóm rà soát các vấn đề hợp tác quốc tế (International Co-operation Review Group – ICRG)

FATF đã góp phần giải quyết những rủi ro, đảm bảo các nước thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn để đảm bảo ngăn chặn việc rửa tiền và tài trợ tài chính cho các hoạt động nguy hiểm. DNSE mong rằng bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn về tổ chức này. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lương Nguyễn Phượng Hà

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan