Quản lý tài sản | 12/02/2023

Lương thực tế là gì? Khám phá mối liên hệ giữa lương danh nghĩa và thực tế

Lương thực tế (hay lương ròng) là khoản tiền lương thực sự mà một nhân viên nhận được từ công ty. Để tìm hiểu rõ hơn về lương thực tế là gì, hãy cùng theo dõi hết bài biết dưới đây nhé.

Khái niệm lương thực tế là gì?
Khái niệm lương thực tế là gì?

Lương thực tế là gì?

Lương thực tế là khoản tiền lương mà một người nhận được sau khi khấu trừ các khoản chi phí khác như tiền thuế, khoản phúc lợi và các khoản đóng góp tự nhiên,… Nói ngắn gọn lương thực tế bằng tổng lương trừ tất cả các khoản khấu trừ.

Về cơ bản, lương thực tế còn được biết đến với một số tên gọi khác như lương ròng, thu nhập khả chi hay thu nhập cầm tay. Khoản lương này sẽ phản ánh một cách chính xác mức sống của một người công nhân. Nó có thể cho biết tiền lương có khả năng mua được những gì và sức mua của người lao động khi nhận lương của mình.

Cách tính tiền lương thực tế

Chỉ số tiền lương thực tế là tỷ lệ phần trăm giữa chỉ số tiền lương danh nghĩa chỉ số giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

Chỉ số tiền lương thực tế (%) = (Chỉ số tiền lương danh nghĩa/Chỉ số giá cả hàng hóa, dịch vụ) * 100%

Mối liên hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa

Tiền lương thực tế luôn luôn nhỏ hơn lương danh nghĩa
Tiền lương thực tế luôn luôn nhỏ hơn lương danh nghĩa

Hiểu đơn giản, tiền lương danh nghĩa là số tiền mà một người nhận được từ việc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Nói cách khác, tiền lương danh nghĩa là toàn bộ số tiền theo thỏa thuận mà một người nhận được từ người sử dụng lao động. Tất nhiên số tiền này sẽ phù hợp với kết quả lao động mà người đó đã cống hiến. Khác với tiền lương thực tế, tiền lương danh nghĩa sẽ không phản ánh chính xác mức sống của người công nhân.

Khi thị trường ổn định, không xảy ra lạm phát thì tiền lương thực tế chính là lương danh nghĩa. Ngược lại, tiền lương thực tế luôn luôn nhỏ hơn lương danh nghĩa. Nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi nhưng giá cả vật liệu tiêu dùng, cũng như các khoản dịch vụ và thuế tăng lên thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống. Trường hợp giá cả vật tư và dịch vụ giảm xuống thì tiền lương thực tế sẽ tăng lên.

Đáng chú ý, tiền công danh nghĩa sẽ được quy định trên hợp đồng lao động. Cùng với kết quả lao động thực tế, tiền công danh nghĩa sẽ là căn cứ để tính và trả lương cho người công nhân hàng kỳ. Tuy nhiên, tiền lương thực tế sẽ không được quy định trên hợp đồng. 

Tựu chung, sự khác biệt chính và quan trọng nhất là tiền lương danh nghĩa có thể tăng lên nhưng không nhất thiết phải tăng phúc lợi cho người lao động. Điều này đồng nghĩa với việc giá cả sản phẩm và dịch vụ đều có thể tăng cao hơn hoặc cùng tỷ lệ với tiền lương danh nghĩa.

Vì vậy, tiền lương thực tế sẽ cung cấp một cách hiệu quả hơn nhiều so với mức lương thực sự xứng đáng. Tức những gì mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương của mình.

Ví dụ về tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế

Một số ví dụ về tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này

Ví dụ 1: Giả sử một công nhân công ty may, có mức lương là 10 triệu đồng/tháng. Trong tháng đó, giá cả hàng hóa cũng tăng 10%. Như vậy, để mua được một mặt hàng có giá 1 triệu đồng trước đây, thì công nhân đó cần bỏ ra 1,1 triệu đồng. Chính vì vậy, tiền lương thực tế của công nhân sẽ giảm đi xuống còn 9 triệu đồng/tháng.

Ví dụ 2: Giả sử một nhân viên văn phòng có mức lương danh nghĩa là 20 triệu đồng/ tháng. Trong tháng đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng 5%. Như vậy, để mua được mặt hàng có giá 1 triệu đồng trước đây, nhân viên văn phòng đó cần bỏ ra 1,05 triệu đồng. Do đó, tiền lương thực tế của nhân viên văn phòng sẽ giảm xuống còn 19 triệu đồng/ tháng.

Từ những ví dụ trên, có thể thấy rằng, nếu giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa, thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống. Điều này có nghĩa là người lao đồng sẽ có ít hàng hóa và dịch vụ hơn để mua sắm.

Ý nghĩa của lương thực tế

Tiền lương thực tế phản ánh điều gì?
Tiền lương thực tế phản ánh điều gì?

Thực tế có không ít người vẫn đang nhầm lẫn rằng tiền lương thực tế là tổng lương hay thu nhập gộp của một cá nhân. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không phải.

Ví dụ một người A làm việc theo giờ với mức thu nhập là 150.000đ/giờ và cần làm việc 100 giờ cho mỗi kỳ trả lương. Như vậy tổng lương mà người A nhận được sẽ là 150.000 x 100 = 15.000.000đ.

Tuy nhiên sau khi loại bỏ các khoản khấu trừ như bảo hiểm, ăn uống,… thì tiền lương thực tế của nhân viên chỉ là 12.000.000đ. Tức là người A chỉ kiếm được 120.000đ/giờ dưới dạng tiền lương cầm tay.

Như bạn thấy đấy, tiền lương thực tế và tổng lương hay thu nhập gộp là hoàn toàn khác nhau. Căn cứ vào điều này khi mua các sản phẩm có giá trị lớn như nhà, xe,… các tổ chức tín dụng sẽ xem xét dựa vào mức lương thực tế của một cá nhân để quyết định có cho vay hay không.

Tạm kết

Đó là những kiến thức về lương thực tế là gì mà DNSE muốn chia sẻ đến độc giả. Nhìn chung, tiền lương thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà một người mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan