Phân tích kỹ thuật | 31/05/2023

Lý thuyết Greater Fool trong đầu tư có thể áp dụng thế nào?

Lý thuyết Greater Fool trong đầu tư có mục tiêu là không quan tâm đến định giá cổ phiếu khi mua vào, chỉ cần bán cổ phiếu cho những người ngốc hơn thì sẽ có lãi. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về lý thuyết này thông qua bài viết sau.

Lý thuyết Greater Fool là gì?

Khái niệm

Tìm hiểu lý thuyết Greater Fool trong đầu tư
Tìm hiểu lý thuyết Greater Fool trong đầu tư

Greater Fool Theory trong đầu tư là một lý thuyết cho rằng các nhà đầu tư có thể kiếm tiền bằng cách mua chứng khoán cho dù chúng có bị định giá cao hay thấp, sau đó bán chúng nhằm kiếm lợi nhuận. Những người sẵn sàng trả giá cao hơn cho số chứng khoán đó sẽ được coi là kẻ ngốc hơn. 

Bản chất của lý thuyết 

  • Trường hợp hoạt động theo lý thuyết Greater Fool, một nhà đầu tư sẽ tiến hành mua chứng khoán với bất kỳ mức giá nào đó mà không cần quan tâm đến chất lượng của chúng. Nếu lý thuyết được bảo đảm, nhà đầu tư vẫn có thể nhanh chóng bán chúng cho kẻ ngốc hơn.
  • Nhưng nếu trong trường hợp không may, bong bóng đầu cơ cuối cùng sẽ có thể vỡ dẫn đến sự mất giá vô cùng nhanh chóng trong giá cổ phiếu.
  • Lý thuyết này cũng dễ dàng bị phá vỡ trong các trường hợp khác, chẳng hạn như suy thoái kinh tế. Các nhà đầu tư sở hữu chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp đã rất khó khăn thậm chí không thể tìm được người mua khi thị trường sụp đổ.

Nhược điểm và ưu điểm của lý thuyết Greater Fool trong đầu tư

Ưu điểm:

– Lý thuyết này được sử dụng trong một số trường hợp đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản thị trường nóng. Nếu bạn có khả năng tìm ra một người mua sau với giá cao hơn, bạn có thể tạo ra lợi nhuận lớn chỉ bằng cách giữ tài sản đó trong thời gian ngắn.

– Nó cũng có thể giúp bạn thoát khỏi thị trường nhanh hơn và tránh rủi ro. Bằng cách bán tài sản của mình với giá cao hơn cho người khác, bạn có thể gần như đảm bảo việc thoát khỏi thị trường với lợi nhuận hoặc ít thiệt hại hơn.

Nhược điểm:

– Lý thuyết về kẻ ngốc hơn có thể rất nguy hiểm, đặc biệt là khi nó được sử dụng để đầu tư vào các tài sản không có giá trị thật sự. Nếu không thể tìm được người mua, bạn có thể mất tiền, do tài sản không còn giá trị với người khác.

– Điều quan trọng là tìm ra kẻ ngốc hơn có thể là rất khó, đặc biệt là trong trường hợp thị trường sụp đổ hoặc có nhiều người bán tài sản giống như bạn. Điều này có thể dẫn đến việc tài sản không được bán đi, hoặc phải bán với mức giá thấp hơn so với khi bạn mua.

– Cuối cùng, lý thuyết Greater Fool không đưa ra cách tiếp cận đầu tư tích cực và bền vững. Nó là một chiến lược ngắn hạn và không phải là một cách để xây dựng một khoản đầu tư lâu dài

Ngược lại với Greater Fool

Định giá nội tại là phương pháp đánh giá giá trị thực sự của một tài sản, dựa trên các yếu tố nội tại như thu nhập, lợi nhuận, giá trị tài sản và tiềm năng phát triển trong tương lai. Phương pháp này tránh những rủi ro của lý thuyết Greater Fool và cho phép các nhà đầu tư tìm ra giá trị thực sự của tài sản để có thể định giá đúng và đưa ra quyết định mua bán hợp lý. 

Lý thuyết Greater Fool và bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế là tình trạng khi giá của một tài sản (chẳng hạn như chứng khoán hay bất động sản) tăng đột biến và vượt xa giá trị thực tế của nó. 
Bong bóng kinh tế là tình trạng khi giá của một tài sản (chẳng hạn như chứng khoán hay bất động sản) tăng đột biến và vượt xa giá trị thực tế của nó.

Greater Fool là một lý thuyết trong đầu tư tài sản, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán và bất động sản. Theo đó, người mua sẽ đặt niềm tin rằng trong tương lai, họ sẽ bán được tài sản với giá cao hơn so với giá đã mua. 

Tuy nhiên, lý thuyết Greater Fool còn được liên kết với khái niệm “bong bóng kinh tế”. Bong bóng kinh tế là tình trạng khi giá của một tài sản (chẳng hạn như chứng khoán hay bất động sản) tăng đột biến và vượt xa giá trị thực tế của nó. 

Một số người mua tài sản với suy nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, dẫn đến sự gia tăng của khối lượng mua bán và đẩy giá tài sản lên cao hơn. Tuy nhiên, khi sự phân phối giữa người mua và người bán không thể duy trì một cách bền vững, thị trường sẽ đổ vỡ và giá trị của tài sản sẽ giảm sút đột ngột.

Lúc này, nhà đầu tư sẽ sử dụng lý thuyết “kẻ ngốc hơn” để giải thích lý do họ đặt niềm tin vào việc bán tài sản với giá cao hơn so với giá mua ban đầu. Các nhà đầu tư thông minh cần nhận ra rằng sự giảm giá đột ngột của tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và họ nên mua với giá trị thực và khả năng sinh lời dài hạn, chứ không nên đặt niềm tin vào lý thuyết Greater Fool hoặc bong bóng kinh tế.

Ví dụ về Lý thuyết Greater Fool

Ví dụ về lý thuyết Greater Fool có thể là thị trường bất động sản trong các khu vực phát triển nhanh. Những người mua đầu tiên mua các bất động sản ở vị trí đắc địa với giá rất rẻ. Khi khu vực phát triển và trở nên phát triển hơn, giá của bất động sản tăng lên vượt quá giá trị thực của nó.

Những người mua sau đó vẫn muốn mua bất động sản với giá cao hơn, vì họ tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi giá đạt đỉnh và không còn ai muốn mua nữa, những người mua sau cùng sẽ mất tiền và bị lỗ khi giá giảm đột ngột.

Ví dụ cụ thể về Greater Fool

Có một thời gian các nhà đầu tư đổ xô vào 2 mã chứng khoán FLC và ROS khi chúng đang ở giá ngất ngưởng. ROS chào sàn ở giá sau điều chỉnh khoảng 8.800 đồng/cp và sau một giai đoạn tạo thanh khoản làm giá thì nó đã bất chấp tất tăng không ngừng lên tới 185.000 đồng/cp.

Ban đầu, đa phần các nhà đầu tư còn nghi ngờ ROS, sau đó cứ thấy nó tăng liên tục lên tới tầm giá khoảng 120.000đ/cp thì khi đó họ sẽ bắt đầu nhảy vào mua ROS mạnh mẽ. Họ bất chấp cổ phiếu không có FA mua vào với hi vọng là đội lá sẽ đánh lên, hoặc được đội lái phím là đánh lên 250.000 đồng/cp và sẽ có một kẻ ngốc khác mua lại mớ cổ phiếu của họ. Kết quả thì sao? ROS sau khi bán giấy xong thì rớt thảm thương từ 185.000 đồng/cp xuống còn khoảng 7x.000 đồng/cp như hiện tại. Giảm 60% từ đỉnh và thiệt hại cho nhà đầu tư là khôn xiết.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức để trả lời cho câu hỏi Lý thuyết Greater Fool trong đầu tư là gì.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thu Hằng

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan