Doanh nghiệp | 23/01/2023

M&A là gì? Những thương vụ M&A nổi tiếng mà bạn chưa hẳn đã biết!

M&A là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn M&A là gì, các hình thức M&A.

M&A là gì? Những thương vụ M&A nổi tiếng mà bạn chưa hẳn đã biết!
M&A là gì? Những thương vụ M&A nổi tiếng mà bạn chưa hẳn đã biết!

Hoạt động M&A là gì?

M&A (Mergers and Acquisitions) là hành động giành toàn bộ quyền kiểm soát một doanh nghiệp nào đó; thông qua việc mua bán và sáp nhập các sản phẩm của hai doanh nghiệp đang hoạt động.

Tuy được gọi chung là M&A nhưng 2 hành động Sáp nhập – Mua lại lại có những sự khác biệt rõ ràng như sau:

  • Mergers (Sáp nhập): Các công ty hoạt động riêng lẻ sáp nhập trở thành 1 doanh nghiệp. Họ có thể đã từng là đối thủ hoặc có chung nhà cung cấp hoặc tệp bán hàng.
  • Acquisitions (Mua lại): Một doanh nghiệp có thể dành quyền kiểm soát công ty sau khi đã mua lại 1 phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của công ty đó. Hoạt động mua lại thường là doanh nghiệp có quy mô lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ và giành quyền kiểm soát.

Mục đích của hoạt động M&A

  • Giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng để bắt đầu thâm nhập một thị trường mới.
  • Tiết kiệm chi phí khi gia nhập thị trường 
  • Giảm đáng kể các đối thủ cạnh tranh
  • Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả nhờ vào quy mô
  • Đa dạng hóa sản phẩm cũng như thương hiệu

Lợi ích khi thực hiện M&A

Thực hiện M&A có những lợi ích gì?
Thực hiện M&A có những lợi ích gì?

M&A đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như thị trường kinh tế:

  • Giúp nâng cao quy mô của doanh nghiệp, qua đó có thể cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp. Vì quy mô sản xuất, quá trình vận hành hệ thống tăng; khi đó doanh nghiệp sẽ mua một số lượng lớn nguyên liệu lớn với giá thành rẻ. 
  • Tăng thị phần bằng việc tập hợp tất cả các nguồn lực cũng như tệp khách hàng mục tiêu.
  • Nâng cao và chú trọng vào năng lực phân phối; đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng về mặt địa lý nhằm cải thiện kênh phân phối hàng hóa.
  • Tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao giúp tăng cơ hội phát triển và mở rộng quy mô cho doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa nguồn tài chính bằng việc hợp nhất hai doanh nghiệp.

Phân loại các hình thức M&A

Để có một cái nhìn tổng quan về chiến lược M&A, tiếp theo bạn cần hiểu rõ về 3 hình thức M&A phổ biến hiện nay: 

M&A theo chiều ngang

Đây là hình thức mua bán hoặc sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau cho người dùng cuối có nghĩa là hai công ty đó có thể cùng ngành hoặc ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty thường sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau.

Ví dụ: Trong trường hợp một công ty sản xuất dầu gội sáp nhập với một công ty khác cũng trong ngành dầu gội thì sẽ gọi đây là sáp nhập chiều ngang. Việc sáp nhập này sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được sự cạnh tranh đồng thời tăng thị phần, doanh thu và cả lợi nhuận của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí cố định một cách hiệu quả.

M&A theo chiều dọc

Hình thức này là hình thức mua bán hoặc sáp nhập giữa các doanh nghiệp sở hữu cùng một chuỗi giá trị sản xuất (cùng một dịch vụ). Nhưng điểm khác biệt chính là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

M&A kết hợp

Đây là hình thức mua bán và sáp nhập từ đó hình thành nên tập đoàn. Nó sẽ diễn ra giữa các công ty phục vụ chung một khách hàng trong một ngành cụ thể (nhưng không cung cấp sản phẩm giống nhau.

Các sản phẩm này có thể hỗ trợ nhau để giúp khách hàng hài lòng nhất và nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ:

  • Đa dạng hóa mặt hàng
  • Gia tăng lợi nhuận
  • Giảm rủi ro cho doanh nghiệp
  • Tiếp cận nguồn tài nguyên khách hàng sẵn có

Quy trình thực hiện M&A

Thời gian từ khi chuẩn bị đến khi hoàn tất một M&A thường sẽ rất dài có thể lên tới vài năm. Và nó sẽ thường bao gồm các bước cơ bản sau đây:

  • Xây dựng chiến lược, xác định mục tiêu M&A tiềm năng
  • Đánh giá mục tiêu
  • Lập kế hoạch và chọn ra hình thức M&A phù hợp
  • Phân tích và thực hiện định giá doanh nghiệp mục tiêu
  • Đàm phán
  • Thẩm định thông tin
  • Thực hiện mua bán và sáp nhập
  • Thanh toán
  • Kết thúc quá trình mua bán
 
Một số thương vụ M&A nổi tiếng
Một số thương vụ M&A nổi tiếng trong và ngoài nước!

Google và Android

50 triệu USD là cái giá mà Google phải trả để mua Android. Google đã thừa nhận rằng thương vụ này đã mang lại rất nhiều lợi nhuận và danh tiếng cho họ. Tại thời điểm đó, họ tin rằng một hệ điều hành di động như Android sẽ giúp mở rộng đáng kể mảng kinh doanh quảng cáo và tìm kiếm.

The Walt Disney và 21st Century Fox

Một sự kiện đã từ rung chuyển ngành giải trí khi The Walt Disney công bố sẽ mua lại 21st Century Fox vào cuối năm 2017. Với giá 52,4 tỷ USD, thương vụ này đã quy tụ 2 công ty giải trí hàng đầu thế giới, góp phần đảm bảo sự vững vàng cho đế chế Disney.

Facebook mua lại Whatsapp

Ông trùm mạng xã hội Facebook đã quyết định mua lại WhatsApp vào năm 2014 với mức giá 19 tỷ. Facebook đã mất 2 năm để đàm phán với WhatsApp để có được mức giá này. Nhưng không thể phủ nhận với mức giá mà Facebook bỏ ra thì hoàn toàn xứng đáng với những gì mà họ đã nhận lại được.

Vingroup và Masan

Cuối năm 2019, thị trường Việt Nam xôn xao bởi thông tin tằng hai doanh nghiệp Vingroup và Masan sẽ sáp nhập. Thương vụ này đem lại rất nhiều lợi ích cho ngành bán lẻ; đặc biệt là tránh việc rơi hoàn toàn vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Central Group mua lại Big C

Central Group là một tập đoàn đến từ Thái Lan. Doanh nghiệp này đã đầu tư 1,14 tỷ USD để được sở hữu Big C Việt Nam vào giữa năm 2016. Mục đích chính của Central Group khi đó là muốn thâu tóm thị phần mảng bán lẻ tại Việt Nam. Thời gian trước đó, họ đã mua lại một phần tỷ lệ cổ phần chi phối của Nguyễn Kim – hệ thống phân phối điện tử hàng đầu của Việt Nam khi đó.

Trên đây là tất cả các thông tin mà DNSE cung cấp cho bạn để trả lời câu hỏi M&A là gì và có cái nhìn tổng quan về các thương vụ M&A hiện nay. Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem lại cho doanh nghiệp những kiến thức bổ ích trong quá trình tìm hiểu về nó.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan