Tài chính - Ngân hàng | 08/04/2024
Mã số CIF là gì? Những điều cần biết về mã số CIF trên thẻ ngân hàng
Mã số CIF là một công cụ quan trọng trong ngành ngân hàng, dùng để xác định, quản lý thông tin của khách hàng một cách chính xác và hiệu quả.
Mã số CIF là gì?
CIF (Custom Information File) tên tiếng việt là “Tệp thông tin khách hàng”. Đây sẽ là nơi lưu trữ mọi thông tin của khách hàng như: Thông tin về tài khoản, số dư, mối quan hệ tín dụng, thông tin cá nhân,…tại ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác.
Ngoài ra nó còn dùng để xác nhận danh tính của chủ thể thông qua: đặc điểm nhận dạng, ID ảnh,… Vậy nên, dù khách hàng có bao nhiêu tài khoản đi nữa cũng sẽ chỉ có một mã số CIF.
Thông thường, mã số CIF chứa 8-11 ký tự được in nổi trên thẻ.
Vai trò của CIF
Theo các chuyên gia thì số CIF nằm giữ vị trí quan trọng trong việc quản lý dữ liệu và thông tin của khách hàng tại ngân hàng.
Khi khách hàng thực hiện giao dịch từ việc thay đổi thông tin, cập nhật số dư tài khoản,… thì tất cả những thông tin đều sẽ được lưu lại trên số CIF.
Ngoài ra, các thông tin dữ liệu trong CIF sẽ thường xuyên cập nhật nhằm hỗ trợ các chức năng quản lý tại các ngân hàng. Các nhân viên ngân hàng qua đây cũng sẽ dễ dàng tra cứu thông tin mỗi khi nhận được yêu cầu.
Cách thức hoạt động của CIF
Mã số này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng. Quá trình hoạt động để đảm bảo lưu trữ thông tin được thực hiện như sau:
- Để duy trì tính chính xác của tài khoản, ngân hàng sẽ nhập mã CIF của khách hàng bao gồm các thông tin liên quan: số dư tài khoản, lịch sử vay, lịch sử giao dịch,…
- CFI thường chứa tên, địa chỉ, số điện thoại, đặc điểm nhận dạng,.. của từng khách hàng. Nó có thể chứa thông tin bổ sung như ngày sinh.
- Để đảm bảo tính chính xác, thông tin khách hàng sẽ được ngân hàng cập nhật thường xuyên và đầy đủ.
- Mã số này còn hỗ trợ một vài tính năng quản lý cũng như dịch vụ khác mà khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng.
- Sử dụng CFI giúp ngân hàng thuận tiện trong việc nghiên cứu một số hoạt động giao dịch của khách hàng. Các ngân hàng Thương mại sử dụng mã số CIF để hiển thị mẫu sản phẩm tín dụng, thẻ tín dụng được sử dụng tại ngân hàng.
Phân biệt số thẻ ngân hàng và CFI
Số thẻ
Dãy số được in nổi lên trên thẻ, gồm 12-19 chữ số. Mỗi khách hàng sẽ có một dãy số riêng gồm cấu trúc như sau:
- 4 số đầu là mã ấn định của nhà nước.
- 2 chữ số tiếp theo là mã ngân hàng.
- 8 số tiếp theo là CIF của mỗi khách hàng.
- Số còn lại để phân biệt tài khoản khách hàng.
Ví dụ: Thẻ ATM của ngân hàng Techcombank có số thẻ là: 4221 49 86961527 85
Trong đó:
- 4221: Mã ấn định của nhà nước.
- 49: Mã số của ngân hàng Techcombank.
- 86961527: Mã số CIF
- 85: được sử dụng để phân biệt tài khoản mỗi khách hàng.
Mã số CFI
- Một dãy số gồm 8-11 chữ số, là một thành tố tạo nên dãy số trên thẻ và được sắp xếp sau mã ấn định Nhà nước và mã ngân hàng.
- Được sử dụng để quản lý thông tin cá nhân, tài khoản và giao dịch của khách hàng.
- Mỗi khách hàng chỉ có một mã CIF duy nhất, bất kể họ có bao nhiêu thẻ ngân hàng.
Cấu trúc mã CIF của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam
Ngân hàng BIDV
Mã số CFI của ngân hàng BIDV gồm 8-9 chữ số được in nổi trên thẻ, bao gồm:
- 6 mã đầu được gọi là BIN BIDV (Bank Identification Numbers)
- Tiếp đến mã của ngân hàng BIDV là 18
- Sau đó là dãy số CIF gồm 8 chữ số
- Cuối cùng số còn lại để phân biệt khách hàng.
Ngân hàng Vietcombank
Dãy số CFI gồm 8 chữ số.
Ví dụ: Như trên ảnh minh họa:
- 4 số đầu là mã quy ước của ngân hàng nhà nước (9704)
- 36 là mã số của ngân hàng Vietcombank
- 8 số tiếp theo là mã số CFI.
- Các số còn lại để phân biệt khách hàng.
Ngân hàng TPBank
Cũng như các ngân hàng khác, CFI được in trên dãy số thẻ theo trình tự:
- 6 số đầu là mã BIN của TPBank (9704)
- 8 số tiếp theo là mã CFI
- Số còn lại để phân biệt khách hàng.
Ngân hàng VPbank
Số thẻ ATM được in nổi trên bề mặt thẻ, gồm 12 chữ số, trong đó:
- Bắt đầu bằng 9704 (mã ấn định chung cho các ngân hàng)
- Tiếp theo 32 là tượng trưng cho ngân hàng VPbank
- 4 số sau đó là mã CIF
- Và số còn lại.
Ví dụ: Thẻ ATM của ngân hàng VPbank có số thẻ: 9704 32 9876 18 trong đó 9876 là mã số CIF tại ngân hàng VPBank.
Cách tra cứu mã CFI
Nếu chẳng may bạn quên hoặc làm mất thẻ tín dụng thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể lấy lại CIF dễ dàng bằng những cách sau đây:
Tra cứu trực tiếp trên ngân hàng trực tuyến
- Bước 1: Đăng nhập vào Internet Banking trên website của ngân hàng.
- Bước 2: Nhấn “tùy chọn” và sau đó chọn “Tuyên bố điện tử”.
- Bước 3: Chọn khoảng thời gian tuyên bố điện tử.
- Bước 4: Trang tóm tắt tài khoản sẽ hiển thị số CIF của bạn.
Tra cứu qua cây ATM
- Bước 1: Chọn cây ATM
- Bước 2: Đút thẻ và nhập mã pin
- Bước 3: Đăng nhập và chọn “Thông tin tài khoản”
- Bước 4: Chọn “Tra cứu số thẻ” từ đó suy ra số CIF bạn cần tìm.
Tra cứu tại quầy giao dịch của ngân hàng
Bạn chỉ cần tới ngân hàng và xuất trình CMND/CCCD bản gốc sẽ được nhân viên hỗ trợ lấy lại mã CIF. Tuy nhiên, đây là cách ít người lựa chọn nhất do mất nhiều thời gian chờ đợi.
Các phương thức khác
Ngoài ra bạn còn có thể tra cứu mã CIF qua: App ứng dụng trên điện thoại, qua tổng đài cơ sở khách hàng của ngân hàng, tìm trong trang đầu của số Séc, sổ tiết kiệm,…
Chia sẻ mã số CIF cho người khác có an toàn không?
Mã CIF chứa tất cả thông tin cá nhân và tài chính trong hồ sơ ngân hàng của bạn. Việc tiết lộ mã này có thể dẫn đến rủi ro lạm dụng thông tin, gian lận tài chính, và mất an toàn bảo mật.
Ngân hàng yêu cầu bạn giữ bí mật thông tin này để đảm bảo an toàn cho tài khoản và tài sản của bạn. Luôn cẩn trọng và chỉ cung cấp mã CIF trong các giao dịch chính thức và an toàn.
Do đó, việc chia sẻ mã số CIF cho người khác đồng nghĩa với việc bạn đã cung cấp cho họ quyền truy cập vào thông tin tài chính nhạy cảm của mình.
Để bảo vệ tài khoản ngân hàng của bạn, hãy thực hiện các biện pháp sau:
- Tuyệt đối không chia sẻ mã số CIF cho bất kỳ ai.
- Sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu thường xuyên.
- Cẩn thận khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
- Thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình để phát hiện các giao dịch gian lận.
- Liên hệ với ngân hàng ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ tài khoản của mình bị hack hoặc có bất kỳ giao dịch nào bất thường.
Hãy nhớ rằng, bảo mật thông tin tài khoản ngân hàng là trách nhiệm của chính bạn. Hãy luôn cẩn thận và đề phòng để bảo vệ tài chính của bản thân khỏi những kẻ gian lận.
DNSE cung cấp một nền tảng giao dịch hiện đại và tiện lợi, với đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi vấn đề, từ giao dịch cơ bản đến phân tích chuyên sâu. Mở tài khoản tại DNSE, bạn không chỉ đầu tư vào thị trường chứng khoán mà còn đầu tư vào sự an toàn và minh bạch, nơi mà thông tin cá nhân và tài chính của bạn được bảo mật tối đa nhờ vào hệ thống quản lý thông tin khách hàng chuẩn mực như CIF.