Phân tích kỹ thuật | 05/10/2022

Mây ichimoku là gì? Ứng dụng mây ichimoku trong chứng khoán

Phân tích kỹ thuật là trường phái phân tích mà các nhà đầu tư mới rất ưa thích. Chỉ báo kỹ thuật mây ichimoku là một trong số các chỉ báo phức tạp và khá khó cho các “F0”. Vậy mây ichimoku là gì? Mây ichimoku có dự báo được điểm mua bán hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới cùng DNSE nhé!

 Mây Ichimoku trong chứng khoán
Mây Ichimoku trong chứng khoán

Mây ichimoku là gì?

Ichimoku là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi một nhà báo người Nhật tên Goichi Hosoda. Ichimoku là chỉ báo tập hợp giúp nhà đầu tư thấy được nhiều tín hiệu trong biểu đồ nến. Ichimoku gồm 5 thành phần, trong đó 2 thành phần kết hợp với nhau tạo thành mây; nên chỉ báo này còn được gọi là mây Ichimoku.

Các loại mây Ichimoku

Để sử dụng hiệu quả mây ichimoku, người dùng cần hiểu rõ tất cả các thành phần có trong chỉ báo này. Mây ichimoku là một chỉ báo khá phức tạp vì là cả một hệ thống giao dịch; nhưng lại cực kỳ hiệu quả cho đầu tư. Tuy khá khó nhưng số người sử dụng mây ichimoku làm công cụ thường xuyên là khá nhiều, cho thấy mức độ hiệu quả của chỉ báo này.

Các đường trong dải mây Ichimoku
Các đường trong dải mây Ichimoku

Kijun-sen (Đường tiêu chuẩn)

Kijun-sen là đường trung bình dài hạn trong hệ thống giao dịch ichimoku với 22 phiên. Kijun-sen thể hiện giá trung bình 22 phiên về trước. Kijun-sen nếu đi ngang trong một vài phiên gần đây cho thấy mức giá 22 phiên trước biến động không nhiều. Ngược lại, nếu Kijun-sen tăng giảm mạnh cho thấy giai đoạn gần đây cổ phiếu biến động mạnh.

Công thức: Kijun-sen= (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2

Tenkan-sen (Đường chuyển đổi)

Tenkan-sen là đường thể hiện trung bình giá trong 9 phiên gần nhất. Khác với Kijun-sen là 22 phiên, tenkan-sen thể hiện sự ngắn hạn hơn. Tenkan-sen đóng vai trò là đường tín hiệu sớm cho thị trường. Khi Tenkan-sen và Kijun-sen giao nhau, đây thường là điểm giao dịch ưa thích của nhà đầu tư. 

Công thức: Tenkan-sen= (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2

Chikou-span (Đường trễ)

Chikou-span có tên gọi là đường trễ bởi vì đường này cho phép bạn so sánh giá hiện tại với giá 26 phiên trước. Bởi vì đường chikou-span được cấu tạo lùi lại 26 phiên so với hiện tại.

Công thức: Chikou-span = Giá đóng cửa hiện tại

Senkou-span A (Đường dẫn)

Senkou-span A được cấu tạo lùi lại phía trước 26 phiên, nhiệm vụ của nó khác với đường trễ. Senkou-span A kết hợp với Senkou-span B nhằm tạo đám mây và xác định xu hướng cổ phiếu. 

Công thức: Senkou-span A= (Tenkan-sen + Kijun-sen)/2

Senkou-span B

Senkou-span B được thể hiện lùi lại 26 về phía trước tương tự Senkou-span A. Senkou-span B lấy giá cao nhất và thấp nhất trung bình 52 phiên giao dịch. Senkou-span B được kết hợp với Senkou-span A kết hợp tạo thành các đường hỗ trợ và kháng cự; hay còn được gọi là mây.

Công thức: Senkou-span B= (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2

Cách sử dụng chỉ báo ichimoku

Sau khi đọc hiểu các đường trong hệ thống giao dịch Ichimoku, bạn đã tìm ra được cách thức giao dịch cùng chỉ báo này chưa? Nếu chưa, hãy đến với phần dưới đây để tìm ra một số cách sử dụng mây ichimoku trong đầu tư chứng khoán.

Nhận định xu hướng thị trường

Nhận định xu hướng bằng mây Ichimoku

Khi nhìn vào chỉ báo mây ichimoku trên biểu đồ, nhà đầu tư có thể thấy các trường hợp và có thể đưa ra nhận định như sau:

  • Nến giá ở trên mây ichimoku: cho thấy xu hướng của cổ phiếu là tăng. Mây ichimoku lúc này có vai trò tựa như đường hỗ trợ cho nến giá.
  • Nến giá nằm dưới mây ichimoku: cho thấy xu hướng của cổ phiếu là giảm. Mây ichimoku lúc này có vai trò như đường kháng cự của nến giá
  • Nến giá nằm trong mây ichimoku: lúc này cho thấy xu hướng khó xác định của nến giá. Nhà đầu tư lúc này nên quan sát xu hướng tiếp theo là phá khỏi mây lên trên hoặc xuống dưới để tiếp tục giao dịch.

Tenkan-sen cắt Kijun-sen

Khi Tenkan-sen cắt đường Kijun-sen từ phía dưới lên và vị trí cắt nằm ở trên đám mây, đây chính là điểm mua cổ phiếu lý tưởng. Thể hiện xu hướng tăng mạnh của nến giá trong giai đoạn sắp tới. Nếu vị trí cắt nằm dưới mây thì xu hướng tăng khá yếu và có thể chỉ là giai đoạn hồi phục.

Tenkan-sen cắt Kijun-sen

Khi Tenkan-sen cắt Kijun-sen từ phía dưới xuống và vị trí cắt nằm ở dưới đám mây, đây chính là điểm bán cổ phiếu. Còn nếu vị trí nằm trên đám mây thì xu hướng giảm giá sẽ không quá mạnh hoặc chỉ là đợt điều chỉnh của cổ phiếu.

Khi Tenkan-sen và Kijun-sen song song trên biểu đồ, thể hiện xu hướng đi ngang của nến giá. Nếu vị trí đi ngang nằm trên đám mây, thể hiện xu hướng tăng vẫn còn khá mạnh. Ngược lại, nếu nằm dưới đám mây, là giai đoạn đi ngang trước khi giảm giá.

Senkou-span A cắt Senkou-span B

Khi senkou-span A cắt senkou-span B từ phía dưới, đám mây sẽ có màu xanh. Đây sẽ là tín hiệu mua vào cho nhà đầu tư. Đám mây xanh và kết hợp các tín hiệu phía trên sẽ là xu hướng tăng mạnh của cổ phiếu.

Senkou-span A cắt xuống Senkou-span B

Khi senkou-span A cắt senkou-span B từ phía trên xuống, đám mây sẽ chuyển sang màu đỏ. Đây là tín hiệu bán ra cho nhà đầu tư. Đám mây đỏ và cũng kết hợp các tín hiệu như tenkan-sen và kijun-sen cắt xuống, giai đoạn giảm giá đang hình thành phía trước.

Chikou-span cắt đường giá

Khi chikou-span cắt đường giá từ phía dưới lên, đây sẽ là tín hiệu mua tích cực cho nhà đầu tư. Ngược lại khi Chikou-span cắt đường giá từ phía trên xuống, đây sẽ là điểm bán cho nhà đầu tư. Chikou-span là đường trễ nên chúng ta có thể so sánh giá hiện tại so với 26 phiên trở về trước. 

Chikou-span cắt đường giá

Cách xem mây ichimoku

B1: Nhập vào trang web https://www.dnse.com.vn/

Xem mây ichimoku trên web DNSE

B2: Nhấp vào Bảng giá

Xem mây ichimoku trên web DNSE

B3: Nhấp vào Phân tích kỹ thuật

Chọn indicators
Chọn indicators

B4: Nhấp vào Indicators (Chỉ báo) và gõ Ichimoku.

Chọn ichimoku cloud
Chọn ichimoku cloud

B5: Chọn Ichimoku Cloud

Chỉ báo mây ichimoku được hiển thị tại Entrade X
Chỉ báo mây ichimoku được hiển thị tại Entrade X

B6: Bạn có thể chọn phóng to biểu đồ bằng nút 4 góc phía trên bên phải.

Hạn chế của chỉ báo ichimoku

  • Ichimoku sử dụng dữ liệu của quá khứ như các đường dẫn, đường trễ. Việc các dữ liệu trong quá khứ có xác suất lặp lại sẽ không cao như chỉ báo.
  • Giống như những chỉ báo kỹ thuật khác, chỉ báo này cũng có thể cho ra tín hiệu không đúng về nến giá. Dẫn đến quyết định thua lỗ cho nhà đầu tư.
  • Khi sử dụng khung thời gian thấp như 1 giờ, 4 giờ,…mây ichimoku đưa ra những tín hiệu chưa mang tính bao quát, toàn diện và tổng thể của hệ thống biểu đồ.

Kết luận

Với bài viết trên, DNSE hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất về mây ichimoku. Từ đó, mong bạn đọc áp dụng thành công vào quá trình đầu tư.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan