Kinh tế | 06/03/2023

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là gì? Mục tiêu và lợi ích của mô hình

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là công cụ phổ biến được doanh nghiệp sử dụng để phân tích thị trường. Nó cung cấp nhiều thông tin hữu ích về áp lực và rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình phát triển. Hãy cùng DNSE tìm hiểu khái niệm, ví dụ minh họa về mô hình này nhé!

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình xác định và phân tích 5 áp lực cạnh tranh cho mọi ngành công nghiệp. Từ đó, cách doanh nghiệp có thể tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm ngành. Qua đó, các doanh nghiệp trong ngành có thể xây dựng chiến lược hoạt động thích hợp.

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Yếu tố đầu tiên trong mô hình là số lượng đối thủ cạnh tranh và năng lực của họ trong ngành. Đối thủ cạnh tranh có thể hiểu là những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sản phẩm với cùng mức giá, chất lượng tương đương và cùng phân khúc khách hàng.

Nếu trong ngành có số lượng doanh nghiệp tham gia quá lớn, sản phẩm tạo ra sẽ có ít nhiều sự tương đồng và khó tạo ra sự đột phá. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp đối thủ không quá mạnh, nó sẽ không gây ra nhiều áp lực khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.

Đối thủ tiềm ẩn

Bên cạnh những đối thủ đã có mặt trên thị trường, doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến những đối thủ tiềm ẩn hay doanh nghiệp mới sẽ tham gia vào ngành.

Vị trí doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nếu một doanh nghiệp mới xuất hiện với sản phẩm độc đáo hoặc tối ưu chi phí hiệu quả hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến, hoàn thiện quá trình sản xuất để đối mặt với đối thủ tiềm ẩn.

Nhà cung ứng

Hoạt động của doanh nghiệp trong ngành cũng bị ảnh hưởng bởi sự sẵn có của nhà cung cấp. Số lượng nhà cung cấp càng ít, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp càng lớn. Khi đó, nhà cung cấp sẽ có quyền quyết định về giá cả nguyên vật liệu, dịch vụ. Nó sẽ tác động đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ngược lại, nếu lượng nhà cung cấp lớn, doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn đối tác phù hợp về chất lượng, số lượng và giá thành nguyên liệu. Lúc này, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho mình.

Khách hàng

Để tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Càng nhiều doanh nghiệp trong ngành, khách hàng sẽ có càng nhiều lựa chọn. Vì thế, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với áp lực tối ưu sản phẩm và giá cả để thu hút được khách hàng.

Những yếu tố doanh nghiệp cần lưu ý khi nghiên cứu về khách hàng bao gồm: số lượng khách hàng, mức độ trung thành và chi phí để tìm kiếm khách hàng mới.

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng có thể lựa chọn thay cho sản phẩm của doanh nghiệp. Chúng có sự tương đồng về giá trị sử dụng nhưng có thêm tính năng, công dụng mới đa dạng hơn mà giá cả lại vô cùng cạnh tranh. 

Đây là một áp lực lớn cho doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo để cải tiến sản phẩm của mình.

Ví dụ mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Trong bài viết này, hãy cùng phân tích về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của hãng sữa Vinamilk.

Ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk
Ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Tại thị trường sữa Việt Nam, mức độ cạnh tranh là tương đối lớn. Những đối thủ lớn trong nước có thể kể đến TH True milk, Mộc châu, Cô gái Hà Lan. Ngoài ra còn có nhiều hãng sữa nước ngoài tham gia vào thị trường. Chẳng hạn như Nestle, Abbott,…

Đối thủ tiềm ẩn

Nhìn chung thị trường sữa khá phức tạp nên không có nhiều đe dọa từ đối thủ mới. Vì sản phẩm sữa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng nên khách hàng thường ưu tiên lựa chọn những hãng lớn, có uy tín từ lâu. Do đó, để gia nhập vào thị trường là một điều rất khó khăn.

Nhà cung ứng

Vinamilk đã tự xây dựng 12 hệ thống trang trại lớn với hàng trăm nghìn con bò. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng nguồn cung cấp từ trang trại của các hộ gia đình. Nhưng nó chỉ chiếm một phần nhỏ. Vì thế, Vinamilk hầu như không phải chịu nhiều áp lực từ phía nhà cung ứng.

Khách hàng

Sữa là một mặt hàng phổ biến với mức độ tiêu thụ cao. Do đó người tiêu dùng luôn có vô vàn lựa chọn. Điều này đồng nghĩa với áp lực từ khách hàng đối với Vinamilk là rất lớn.

Sản phẩm thay thế

Những sản phẩm thay thế cho mặt hàng sữa của Vinamilk đang ngày càng đa dạng. Chẳng hạn như các loại nước giải khát, ngũ cốc,… Tuy nhiên sữa là mặt hàng đặc thù giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Vì thế vị trí cúa sản phẩm trên thị trường khá vững vàng. Do vậy những mặt hàng thay thế này chưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Vinamilk.

Mục tiêu của mô hình

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter hướng tới 4 mục tiêu:

  • Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn trong ngành
  • Xác định mối quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung ứng và người tiêu dùng
  • Xác định những khó khăn khi gia nhập một thị trường mới
  • Xác định những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt để phát triển trong tương lai

Lợi ích của mô hình

    Lợi ích của mô hình 5 lực lượng cạnh tranhLợi ích của mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Đánh giá điểm mạnh, yếu

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn trực quan về những cơ hội và rủi ro doanh nghiệp sẽ gặp phải trên thị trường. Đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp hoàn thiện bộ máy và khắc phục điểm yếu của mình.

Hiểu biết tổng quan thị trường

Mô hình giúp doanh nghiệp hiểu biết hơn về thị trường và ngành kinh doanh của mình. Nó bao gồm những thông tin về đối thủ, nhà cung ứng và khách hàng. Đây là nguồn tham khảo để doanh nghiệp chủ động chiến lược kinh doanh của mình.

Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp

Bằng việc phân tích đặc điểm ngành và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xây dựng lại chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó doanh nghiệp có thể quản trị tốt rủi ro, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh và tối ưu hoá lợi nhuận.

Thách thức nào cho mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter?

Tính thức thời

Mô hình ra đời từ năm 1979 nên sẽ có một số hạn chế khi áp dụng vào thị trường hiện đại. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng mô hình như một nguồn tham khảo khi phân tích ngành. 

Hơn nữa, mỗi phân tích chỉ tương ứng với một đối tượng vào một thời điểm cụ thể. Doanh nghiệp không nên dựa vào một phân tích duy nhất để xây dựng chiến lược mà nên thường xuyên cập nhật, đánh giá lại.

Phù hợp thị trường tiêu chuẩn

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh chỉ phù hợp với thị trường tiêu chuẩn có cấu trúc đơn giản. Tuy nhiên hiện nay, doanh nghiệp cần quan tâm đến nhiều yếu tố hơn. Chẳng hạn như phân đoạn thị trường, nhóm sản phẩm lớn,…

Kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. Doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp mô hình với các công cụ phân tích khác để đánh giá thị trường và hoàn thiện chiến lược kinh doanh. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm những kiến thức đầu tư bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan