Kiến thức tổng quan | 26/11/2022

Mô hình kim cương của Michael Porter là gì? Ý nghĩa mô hình

Mô hình kim cương của Michael Porter là một mô hình kinh tế quan trọng liên quan đến lợi thế cạnh tranh. Đây là tiền đề để doanh nghiệp xác định cơ hội và khả năng phát triển của mình trên trường quốc tế. Trong bài viết này hãy cùng DNSE tìm hiểu về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của mô hình này nhé!

Mô hình kim cương của Michael Porter là gì?
Mô hình kim cương của Michael Porter là gì?

Mô hình kim cương của Michael Porter là gì?

Mô hình kim cương được phát triển bởi chuyên gia trong cạnh tranh kinh tế Michael Porter. Nó phân tích các thành phần sẵn có của quốc gia hoặc nhóm để đánh giá lợi thế cạnh tranh. Từ đó giải thích được vai trò xúc tác của chính phủ trong việc cải thiện vị thế quốc gia khi cạnh tranh toàn cầu.

Hiểu một cách đơn giản, mô hình kim cương giải thích tại sao có những quốc gia thành công khi cạnh tranh quốc tế nhưng một số khác thì không. Tuy nhiên mô hình chưa phản ánh vai trò của toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Nhưng đây vẫn là mô hình phân tích chiến lược nổi bật nhất.

Các thành phần trong mô hình kim cương của Michael Porter

Điều kiện về các yếu tố sản xuất

Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố sản xuất bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ thông tin. Tất cả sẽ quyết định năng suất lao động và năng lực sáng tạo của doanh nghiệp.

Điều kiện về nhu cầu

Nhu cầu của thị trường tác động đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường. Nó cho thấy tính chất của khách hàng, từ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Để đánh giá nhu cầu của một thị trường, có thể xem xét triển vọng phát triển, năng lực chi trả của khách hàng và doanh số của sản phẩm.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan

Hoạt động của một ngành có sự liên kết lớn với các ngành khác. Các bên có vai trò cung cấp nguyên vật liệu, gia công,… Để phát triển mạnh trên trường quốc tế, cần có các cụm ngành thay vì một ngành riêng lẻ.

Chiến lược, cơ cấu và yếu tố cạnh tranh

Những quy định khuyến khích hay hạn chế của địa phương đối với ngành có ảnh hưởng lớn đối với khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, cấu trúc thị trường và các yếu tố cạnh tranh công nghệ, hình ảnh thương hiệu, hệ thống cung cấp và phân phối,… cũng quyết định đến lợi thế của ngành so với thế giới.

Cơ hội và chính phủ

Hai yếu tố cơ hội và chính phủ có tác động gián tiếp đến những yếu tố trên. Thông qua những cơ hội phát triển từ bản thân ngành và môi trường kinh doanh cũng như những chính sách phát triển của chính phủ, có thể đánh giá được lợi thế cạnh tranh của ngành đó.

Ý nghĩa của mô hình kim cương

Ý nghĩa của mô hình kim cương
Ý nghĩa của mô hình kim cương

Mô hình kim cương được doanh nghiệp sử dụng để đánh giá sự cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực mình hoạt động. Doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm, tiếp thị hay giảm giá để tối ưu lợi nhuận. Nhờ vậy, lượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng trung thành của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Ngoài ra, mô hình cung cấp những hiểu biết về thị trường. Doanh nghiệp nhìn nhận được vai trò của nhà cung cấp. Đồng thời cũng đánh giá được hiệu quả khi sử dụng nhà cung cấp đó. Hơn nữa, doanh nghiệp thấy được lượng người mua, sức mua và mức độ trung thành. 

Cuối cùng, mô hình cho thấy sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ là những đối thủ lớn mà còn là những người mới tham gia thị trường.

Mô hình kim cương của Michael Porter được sử dụng hiệu quả trong việc đánh giá lợi thế cạnh tranh trong môi trường vi mô. Đừng quên tiếp tục theo dõi DNSE để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan