Kinh tế | 17/01/2023

Tất tần tật về mô hình kinh tế thị trường xã hội

Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh tế khác nhau nhưng các chuyên gia đang dành sự ưu ái đặc biệt cho mô hình kinh tế thị trường xã hội; và hiện đang có rất nhiều quốc gia đang theo đuổi. Vậy bạn đã hiểu khái niệm này là gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn vấn đề này.

Tất tần tật về mô hình kinh tế thị trường xã hội
Tìm hiểu về mô hình kinh tế thị trường xã hội!

Mô hình kinh tế thị trường xã hội là gì?

Mô hình kinh tế thị trường xã hội hay còn được gọi là Social Market Economy hay Rhine Capitalism hoặc Social capitalism.

Khái niệm này thừa nhận tất cả các yếu tố cơ bản phổ biến của kinh tế thị trường nhưng sẽ khác với mô hình kinh tế thị trường tự do. Bởi nó coi mục tiêu xã hội là phát triển con người (công bằng xã hội, phúc lợi cho người nghèo cũng như cho người lao động, quyền tự do phát triển của mọi người dân,…). Đây cũng là mục tiêu chính trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Và từ đó nhà nước có cơ sở để dẫn dắt nền kinh tế để đạt được mục tiêu này.

Đặc điểm của loại mô hình kinh tế thị trường xã hội

Mô hình kinh tế này đã đề cao vai trò điều tiết của nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển không chỉ cho mục tiêu tăng trưởng cũng như hiệu quả; mà còn thực hiện cho cả các nhiệm vụ phát triển xã hội và con người.

Mô hình kinh tế này đã đề cao vai trò điều tiết của nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển
Mô hình kinh tế này đã đề cao vai trò điều tiết của nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển.

Quá trình triển khai đã mang lại rất nhiều những kết quả được đánh giá là tích cực không chỉ ở vài nước hoặc ở mội thời điểm riêng lẻ mà kéo dài trong nhiều thập niên.

Với các mô hình kinh tế được thực hiện thành công ở các nước Tây Bắc Âu cụ thể là Đức, Thụy Điển, Nauy hoặc Phần Lan. Đánh giá dựa trên tính chất đặc trưng của mô hình này có mặt ở một số nước khác như Đan Mạch, Hà Lan, Pháp và Bỉ ở nhiều mức độ khác nhau.

Các thành phần của mô hình kinh tế thị trường xã hội

Thị trường xã hội sẽ bao gồm những điểm trọng yếu của một nền kinh tế thị trường tự do; chẳng hạn như: tài sản tư hữu, tự do mậu dịch quốc tế, trao đổi hàng hóa và tự do lập giá cả.

Trái ngược với tình trạng của nền kinh tế tự do; nhà nước không thụ động cũng như tích cực đưa ra những biện pháp điều chỉnh; chẳng hạn như: bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm thất nghiệp là một phần của hệ thống an toàn xã hội. 

Các loại bảo hiểm này sẽ được chi trả bằng sự kết hợp giữa việc nhân viên đóng tiền; đóng góp của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của nhà nước. Những mục tiêu trong chính sách này chính là nghề nghiệp, nhà cửa, chính sách giáo dục và một sự cân bằng về sự phát triển mức thu nhập. 

Thêm vào đó sẽ có những điều khoản nhằm kiềm chế thị trường tự do (biện pháp chống lũng đoạn thị trường, những luật lệ chống lợi dụng quyền lực thị trường…) Những điều này sẽ nhằm loại trừ những vấn đề xấu xảy ra trong một thị trường tự do.

Vai trò của mô hình kinh tế thị trường xã hội

Mô hình kinh tế thị trường xã hội có những vai trò gì?
Mô hình kinh tế thị trường xã hội có những vai trò gì?

Đề cao quyền tự do cá nhân

Đánh giá trên góc độ kinh tế thì tự do cá nhân là cơ sở nhằm tạo lập các đơn vị kinh tế hoạt động tự do cũng như sẽ tạo điều kiện để thị trường có thể hoạt động một cách liền mạch.

Đánh giá cao sự công bằng xã hội

Quy luật thị trường được coi là quy luật của sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Vốn của nó sẽ không tương thích với khái niệm đạo đức cũng như nhân đạo. Xét về mặt xã hội thì nó tạo ra một đội ngũ những người cần được giúp đỡ thông qua chính sách tài chính và chính sách xã hội nhằm phân phối lại cũng như giúp đỡ người cao tuổi, trẻ em và những người đang thất nghiệp hoặc có hoàn cảnh khó khăn… Vậy nên nhà nước sẽ cần thông qua chính sách tài chính xã hội để phân phối lại cũng như giúp đỡ những người này.

Khắc phục các khủng hoảng chu kỳ

Nền kinh tế tự do sẽ thường xảy ra khủng hoảng chu kỳ dẫn đến việc sản xuất bị đình trệ cũng như năng lực sản xuất không được khai thác hết. Vậy nên nhà nước cần có những chính sách ban hành nhằm khắc phục hậu quả xấu nhất, tối hiệu hậu quả của khủng hoảng chu kỳ và đặc biệt hơn là chính sách điều chỉnh mất cân đối cơ cấu kinh tế.

Thúc đẩy khả năng tăng trưởng kinh tế

Các cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền cần tạo ra các hành lang pháp lý cần thiết giúp các doanh nghiệp hoạt động lợi nhuận. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật đồng bộ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hóa năng lực sản xuất.

Cạnh tranh có hiệu quả

Đây là yếu tố quan trọng của mô hình kinh tế này. Muốn cạnh tranh có hiệu quả, đòi hỏi cần có sự bảo hộ cũng như hỗ trợ của nhà nước và tôn trọng quyền tự do của doanh nghiệp.

Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản về mô hình kinh tế thị trường xã hội, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về thị trường kinh tế.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan