Quản lý tài sản | 16/01/2023

Mô hình làm việc KASH x B là gì? Cách áp dụng mô hình KASH x B để quản lý tài chính cá nhân

Mô hình làm việc KASH x B được coi là một bản nâng cấp của mô hình năng lực ASK. Mô hình làm việc này giúp quá trình quản lý tài chính cá nhân trở nên dễ dàng hơn nhằm hướng đến thành công. Trong bài viết này, hãy cùng DNSE tìm hiểu kỹ hơn về mô hình làm việc KASH x B nhé.

Mô hình làm việc KASH x B là gì?
Mô hình làm việc KASH x B là gì?

Mô hình làm việc KASH x B là gì?

K: Knowledge – Kiến thức

Kiến thức là một trong những yếu tố được nhắc tới đầu tiên trong mô hình làm việc KASH x B. Kiến thức được hiểu đơn giản là sự nhận thức của một người về một vấn đề nào đó. Nó thường được hình thành thông qua quá trình học tập, giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm tích lũy. 

Đây là nền tảng để thể hiện cho sự thành công của mỗi người. Nói một cách ngắn gọn, một người càng học nhiều thì trình độ của họ càng cao và có thể áp dụng nhiều kiến thức vào công việc sau này. Theo nhiều chuyên gia, mỗi cá nhân cần phải có kiến thức cơ bản trước khi phát triển những kỹ năng và thái độ.

A: Attitude – Activities

  • Attitude: Thái độ: Như bạn biết đấy, thái độ là thứ quyết định nhiều đến hành động. Thái độ đôi khi được nhìn nhận là cách mà một người giải quyết vấn đề của họ bằng cảm xúc. Điều này sẽ phản ánh trực tiếp trong hành vi của người đó. Thái độ tích cực sẽ là điều kiện cần để thúc đẩy một người làm việc hết mình và cố gắng tối đa hóa hiệu quả công việc.
  • Activities: Hành động: Việc cố gắng áp dụng những lý thuyết học được vào công việc để mang lại những trải nghiệm thú vị sẽ là cách tốt để nâng cao trình độ của bản thân. Do vậy, hiện đã có không ít người bị “nghiện” cảm giác này.

S: Skills – Kỹ năng

Tầm quan trọng của kỹ năng
Tầm quan trọng của kỹ năng

Thông thường, kỹ năng sẽ được hình thành từ khả năng tự nhiên của mỗi người. Ở đây nó được hiểu là các kỹ năng mềm, tức là các kỹ năng thuộc ngoài phạm trù kiến thức chuyên môn. Ví dụ kỹ năng quản trị rủi ro, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh,…

Tuy vậy, từ năng lực, kinh nghiệm và được đào tạo bài bản thì kỹ năng cũng dần được hình thành. Một cá nhân làm việc thuần kỹ năng cần có sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: Knowledge + Attitude + Activities = Skills.

Ví dụ, bạn tổng hợp và phân tích dữ kiện về đại dịch Covid-19 để dự đoán suy thoái kinh tế sắp xảy ra, giá cổ phiếu sẽ có nguy cơ đi xuống vào giữa năm 2020. Do đó, đầu năm 2020 bạn có thể chủ động trong việc giảm số lượng cổ phiếu, tăng mua vàng vật chất và chờ đến thời điểm vàng tăng phi mã.

H: Habits – Thói quen

Hiểu nôm na, thói quen là những hành vi của một người được thực hiện lặp đi lặp lại giống nhau nhiều lần. Đôi khi hành động đó được làm mà bạn sẽ không cần cố gắng hay suy nghĩ gì cả. Tuy nhiên, khác với kiến thức, thói quen không phải là thứ mà con người có thể học được mà là do chính chúng ta tạo ra. 

Thực tế, có thể chia thói quen thành hai loại là thói quen tốt và thói quen xấu. Thói quen tốt sẽ là một điều đáng mừng để thúc đẩy hiệu suất công việc tốt hơn. Ngược lại khi áp dụng mô hình làm việc KASH x B, việc loại bỏ đi thói quen xấu lại là điều không hề dễ dàng. Bởi lẽ, nó thường được xây dựng trên cảm xúc hơn là theo lý trí và suy tính. Nói là vậy nhưng việc loại bỏ thói quen xấu không phải là điều bất khả thi.

Nếu muốn bỏ thói quen xấu trong quản lý tài chính, điều kiện kiên quyết là bạn phải xác định kiến thức và kỹ năng là nền tảng của tư duy lý trí, sau đó đưa ra những quyết định đúng đắn về tiền bạc. Vì vậy, mỗi người chúng ta nên tự hình thành cho mình những thói quen tốt ngay từ ban đầu.

B: Belief – Niềm tin

Dù là một trong những yếu tố sếp sau trong mô hình làm việc KASH x B nhưng Belief – Niềm tin lại là một trong những tác nhân quyết định nhiều đến thành công của mỗi người. Việc có niềm tin vào công việc, vào dự định và vào bản thân sẽ trở thành một nguồn động lực không nhỏ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ: bạn tin bản thân sẽ kiếm được mức lương 50 triệu/tháng thì lúc này bạn sẽ nỗ lực hết sức mình để đạt được mục tiêu đó.

Cách ứng dụng mô hình làm việc KASH x B vào quản lý tài chính cá nhân

 Cách ứng dụng mô hình  KASH x B vào quản lý tài chính cá nhân
Cách ứng dụng mô hình KASH x B vào quản lý tài chính cá nhân

Về cơ bản, mô hình làm việc KASH x B có thể phát triển và nâng cao hay không sẽ phụ thuộc vào việc rèn luyện, kiến thực, kỹ năng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Từ đó, hình thành thái độ tích cực và tạo thói quen tốt trong việc quản lý tài chính. Nhìn chung, cả 5 yếu tố của mô hình làm việc KASH x B cần được phát triển đồng bộ và đúng đắn ngay từ ban đầu. 

Ví dụ: Bạn đặt cho mình mục tiêu tài chính cho mình tích lũy được 120 triệu/năm. Như vậy, với tỷ suất sinh lời 12%/năm thì 5 năm sau bạn sẽ có hơn 973 triệu, 10 năm có 2.4 tỷ và 20 năm có 9.8 tỷ.

Tuy nhiên để có đạt được tỷ suất sinh lời 12%/năm bạn có thể tham khảo:

Kiến thức (K):

  • Chứng khoán.
  • Thị trường, kinh tế vĩ mô.
  • Báo cáo tài chính.

Kỹ năng (S):

  • Định giá cổ phiếu.
  • Phân tích kỹ thuật giá cổ phiếu.
  • Phân bổ rõ ràng danh mục đầu tư.

Thái độ (A): Rèn tư duy tích cực để tối đa hóa hiệu quả của mô hình làm việc KASH x B.

Thói quen (H): Phân tích cổ phiếu trước khi đặt lệnh mua bán, tránh để thị trường dẫn dắt.

Niềm tin (B): Tự tin vào bản thân và những mục tiêu mình đặt ra.

Tạm kết

Nếu biết ứng dụng mô hình làm việc KASH x B vào quản lý tài chính cá nhân thì các hoạt động tài chính của bạn sẽ trở nên “lý trí” và dễ tính toán hơn. Giả dụ, với mỗi quyết định đầu tư, bạn có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng để kiểm soát rủi ro. Từ đó, tài sản mà bạn đầu tư sẽ được bảo vệ và sinh lời tốt hơn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan