Phân tích kỹ thuật | 20/02/2023

Mô hình nến Fakey là gì? Cách giao dịch với nến Fakey

Mô hình nến Fakey là một trong những mô hình nến được sử dụng nhiều hiện nay. Mô hình này được tạo ra bởi sự đột phá giả của mô hình nến Inside Bar. Vậy mô hình nến Fakey là gì? Cách giao dịch như thế nào? Cùng DNSE tìm hiểu rõ hơn về mô hình này qua bài viết dưới đây nhé.

Mô hình nến Fakey là gì?

Mô hình nến Fakey là mô hình thuộc trường phái Price Action. Một số tên gọi khác của mô hình này là bull trap, mô hình bẫy giá,… Mô hình nến này diễn ra khi giá ban đầu bị phá vỡ nhưng sau một thời gian ngắn giá quay ngược trở lại tạo thành sự phá vỡ giả.

Mô hình nến Fakey có cấu tạo gồm 4 nến:

  • Nến 1: nến Mother Bar
  • Nến 2: nến Inside Bar
  • Nến 3: nến phá vỡ Inside Bar
  • Nến 4: nến đảo chiều sự phá vỡ đó

 

Mô hình nến Fakey có cấu tạo gồm 4 nến:
Mô hình nến Fakey có cấu tạo gồm 4 nến   

Sau khi nến Fakey được hình thành, thị trường sẽ di chuyển theo hướng của cây nến đảo chiều.

Đặc trưng nhận dạng của nến Fakey

Đặc trưng của mô hình nến Fakey
Đặc trưng của mô hình nến Fakey

Để phân biệt mô hình nến Fakey với những mô hình nến khác, hãy cùng chúng tôi điểm qua những đặc trưng nổi bật của mô hình này nhé.

  • Ban đầu, mô hình nến Inside Bar (2 nến đầu) được hình thành trên thị trường. Tiếp đó, nến thứ 3 thể hiện giá có vẻ đang đi lên. Lúc này, nhiều nhà đầu tư cho rằng mô hình Inside Bar đã được kích hoạt nên đặt lệnh mua khi giá vượt khỏi phạm vi của mô hình.
  • Tuy nhiên đây chỉ là một sự phá vỡ giả và có sự đảo chiều ngay sau đó, cụ thể là giá giảm mạnh xuống (nến 4) tạo thành mẫu hình phá vỡ giá Inside Bar. Kết quả mô hình nến được hình thành, đây là cơ hội lớn để nhà đầu tư có thể thu lợi bởi lúc này giá sẽ giảm mạnh.
  • Với mô hình nến Fakey tăng giá, nến 3 phải đóng cửa tại mức giá cao hơn mô hình Inside Bar hoặc đỉnh của nến 2.
  • Với mô hình nến Fakey giảm thì nến 3 phải đóng cửa tại mức giá thấp hơn đáy của nến 2 hoặc mô hình Inside Bar.

Mô hình nến Fakey có ý nghĩa gì?

  • Cung cấp tín hiệu vào lệnh: Khi mô hình Fakey hình thành thì giá có xu hướng đảo chiều so với chiều phá vỡ. Tại thời điểm này, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh đón đầu xu hướng mới hoặc đóng lệnh để tối ưu lợi nhuận cho mình.
  • Do sự tác động của các ông lớn – “Shark” : Đầu tiên, các shark sẽ khiến các trader lầm tưởng giá đã tăng theo cơ chế hoạt động của Inside Bar, khiến nhiều trader đặt lệnh mua. Ngay sau đó, shark sẽ đặt lệnh bán để thu lợi nhuận. Cuối cùng, họ sẽ cho giá trở về đúng với xu hướng của Inside Bar. Các shark chỉ có thể tạo được mô hình Fakey khi xu hướng của thị trường không mạnh.

Phân loại mô hình nến Fakey

Mô hình nến Fakey tăng giá (Bullish Fakey)

Mô hình nến Fakey tăng giá
Mô hình nến Fakey tăng giá
  • Bullish Fakey xuất hiện khi giá đang trong một xu hướng giảm.
  • Khi mô hình này xuất hiện ở vùng hỗ trợ thì khả năng cao nó sẽ đổi chiều tăng. Lúc này, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, đón đầu xu hướng thị trường.

Mô hình nến Fakey giảm giá (Bearish Fakey)

Mô hình nến fakey giảm giá
Mô hình nến fakey giảm giá
  • Bearish Fakey xuất hiện khi giá đang trong một xu hướng tăng.
  • Khi mô hình Fakey hình thành trong khu vực kháng cự thì nó dự báo khả năng đảo chiều mạnh. Lúc này, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán để kiếm lời.

Các biến thể của mô hình Fakey

Các biến thể của mô hình Fakey
Các biến thể của mô hình Fakey

Một trong dạng biến thể chính của Fakey là mô hình Pin Bar. Mẫu hình này sẽ khác với Fakey chuẩn ở chỗ hai cây nến phía sau sẽ được thu gọn thành một cây nến Pin BarBar

Pin Bar Fakey: Tương tự với mô hình nến Fakey chuẩn nhưng nến 3, 4 được thay thế bằng một Pin Bar và có màu sắc trái ngược với nến Inside Bar, cụ thể:

  • Thị trường có xu hướng tăng: Pin Bar sẽ có màu xanh, râu dưới dài thể hiện tín hiệu từ chối tăng giá của thị trường.
  • Thị trường có xu hướng giảm: Pin Bar có màu đỏ, râu trên dài thể hiện tín hiệu từ chối giảm giá của thị trường.

Một biến thể khác: Biến thể này tương tự như mô hình Pin Bar Fakey, nhưng nến cuối không phải là Pin Bar, nến này có phần râu dài và phần thân dài hơn Pin Bar. Tuy nhiên, cây nến này cũng có đặc điểm là thị trường sẽ giật mạnh và báo hiệu một sự phá vỡ giả mô hình nến Inside Bar.

Cách giao dịch với mô hình nến Fakey

Cách giao dịch của mô hình nến Fakey cũng tương tự như những mô hình nến khác. Tuy nhiên, các trader phải tuân thủ nguyên tắc của thị trường để tránh những rủi ro không cần thiết. Dưới đây là các bước giao dịch với mô hình Fakey:

Cắt lỗ (Stop loss)

  1. Xác định xu hướng thị trường: Đầu tiên, các nhà đầu tư cần xác định xem thị trường đang tăng hay giảm, có đang ở trạng thái sideway (đi ngang) hay không. Khi mô hình Fakey xuất hiện thì phải xác định được các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh để tìm kiếm điểm vào lệnh.
  2. Đặt lệnh giao dịch: Trong trường hợp Pin Bar Fakey thì trader có thể đặt lệnh mua/bán tại mức giá phía trên đỉnh của Pin Bar (nến 3) và cách đỉnh này từ 2 – 4 pips.
  3. Đặt cắt lỗ, chốt lời: Cắt lỗ (Stoploss): Nhà đầu tư nên đặt lệnh cắt lỗ dưới nến cuối của mô hình để giảm thiểu rủi ro nếu thị trường không theo hướng mình dự đoán. Tuỳ vào khung giao dịch mà đặt lệnh khác nhau: 
  • Nếu giao dịch theo chart tuần, các nhà đầu tư chỉ nên đặt cắt lỗ cách mức giá thấp nhất của cây nến cuối tối thiểu là 100 pips.
  • Đối với khung thời gian ngày là 50 pips.
  • Tương tự với khung thời gian H4 là 30 pips
  • Khung H1 là 20 pips
  • Khung 15p là 15 pips.
Cắt lỗ với mô hình nến Fakey
Cắt lỗ (Stop loss) với mô hình nến Fakey

Chốt lời (Entry)

Tuỳ thuộc vào xu hướng thị trường mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh chốt lời theo tỷ lệ R:R là 1:2. Tức là khoảng cách từ điểm entry đến mức stop loss (cắt lỗ) phải bằng ½ khoảng cách từ điểm entry đến mức entry (chốt lời) của giao dịch.

Mô hình nến Fakey hình thành trong vùng kháng cự:

Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên vào lệnh SELL (bán) ngay tại vùng kháng cự (vị trí mũi tên đỏ).

Mô hình nến Fakey hình thành tròn vùng hỗ trợ

Trường hợp này, nến Fakey hình thành ở đầu của xu hướng tăng và xuất hiện ngay tại ngưỡng hỗ trợ. Lúc này các nhà đầu tư có thể đặt lệnh BUY (mua) tại điểm thấp nhất của nến (vị trí mũi tên đỏ).

Đối với các nhà đầu tư, việc hiểu sâu và biết cách ứng dụng mô hình nến Fakey vào giao dịch là vô cùng cần thiết, nó giống như một tín hiệu cảnh báo giúp các nhà đầu tư không bị sập bẫy đảo chiều giả khi tham gia thị trường.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan