Quản lý tài sản | 06/03/2022

Mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người có được không?

Gửi tiền tiết kiệm là hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Với ưu điểm ít rủi ro, đây là phương thức lý tưởng cho những ai muốn tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình mà không có nhiều kiến thức để đầu tư. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng đã có thêm hình thức mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người. Nếu còn chưa hiểu rõ về loại sổ này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của DNSE nhé.

Mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người có được không?

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều cho phép mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người. Trường hợp này được gọi là đồng sở hữu sổ tiết kiệm. Với hình thức này, cả hai người chủ sở hữu đều có quyền hạn tương đương nhau đối với sổ tiết kiệm. Ví dụ nếu một trong hai người không thể đi rút tiền thì người còn lại hoàn toàn có thể thực hiện thay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, ngân hàng sẽ quy định một số thủ tục cụ thể. Dù vậy, việc mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người vẫn có nhiều ưu điểm.

Dưới đây là một vài ưu điểm khi mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu: 

  • Linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề về hành chính. Do cả hai người có quyền hạn tương đương nhau nên nếu một trong hai người gặp các rủi ro không mong muốn, người còn lại hoàn toàn có thể xử lý các vấn đề liên quan đến sổ tiết kiệm chung
  • Lãi suất tương đương với sổ tiết kiệm cá nhân
  • Dễ dàng rút tiền
  • Biến động số dư được thông báo cụ thể, minh bạch tới cả hai chủ sở hữu
  • Thủ tục tương đối đơn giản 

Lưu ý rằng hình thức này hoàn toàn khác với trường hợp 2 hoặc nhiều người cùng góp tiền vào một sổ tiết kiệm nhưng lại chỉ đứng tên một người. Nếu không được ghi nhận là đồng sở hữu thì việc phân chia tiền tiết kiệm nếu tranh chấp xảy ra sẽ không được pháp luật bảo hộ. Lợi thế lúc này sẽ hoàn toàn thuộc về chủ số tiết kiệm trên giấy tờ. 

Cách thức mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người 

Việc mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu cũng khá đơn giản. Mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam đều có thể mở sổ. Bạn chỉ cần mang Thẻ căn cước/CMND hoặc hộ chiếu còn hạn của 2 người đến ngân hàng để thực hiện thủ tục mở sổ. Tại đây nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn hoàn thành các thủ tục cụ thể. 

Một số lưu ý khi mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người

Về cơ bản, sổ tiết kiệm đứng tên 2 người cũng khá tương tự với sổ tiết kiệm bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng dưới đây, ngân hàng vẫn có một số quy định đặc biệt với loại hình sổ tiết kiệm này. Dưới đây là một vài lưu ý đối với sổ tiết kiệm đồng sở hữu. 

Quy định về việc rút tiền

Theo quy định khi rút tiền, cả hai chủ sở hữu đều phải có mặt thì giao dịch mới được công nhận. Trong trường hợp một trong hai người không thể có mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người còn lại. Mẫu giấy ủy quyền có thể khác nhau tùy từng ngân hàng. Tuy nhiên dưới đây là một vài thông tin tên thường thấy: 

  • Họ tên người ủy quyền 
  • CMND/CCCD hoặc hộ chiếu chưa hết hạn;
  • Địa chỉ;
  • Số tiền gửi tiết kiệm;
  • Lý do thực hiện ủy quyền;
  • Lời cam kết của 2 đồng sở hữu.

Về lãi suất 

Ngân hàng không có quy định gì về việc phân chia lãi suất giữa hai đồng chủ sở hữu. Việc này hoàn toàn do khách hàng tự thương lượng với nhau. Nếu vợ và chồng cùng đứng tên thì sổ được tính là tài sản chung của 2 vợ chồng. Do đó trong trường hợp ly hôn, tiền trong sổ tiết kiệm sẽ được chia đều cho cả hai người.

Bài viết là những chia sẻ của DNSE về sổ tiết kiệm đứng tên 2 người. Mong rằng qua những thông tin được cung cấp, các bạn đã hiểu hơn về loại hình sổ tiết kiệm này. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan