Phân tích kỹ thuật | 21/11/2022

Momentum là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum được nhiều nhà giao dịch sử dụng hiện nay. Bởi vì chỉ báo này phản ánh xu hướng và đánh giá tốc độ thay đổi của giá tại một khoảng thời gian xác định. Vậy Momentum là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về chỉ số Momentum nhé!

Momentum là gì?
Momentum là gì?

Momentum là gì? Momentum indicator là gì?

Trong thị trường chứng khoán, Momentum mang nghĩa là động lực hay động lượng. Momentum indicator (MOM) là chỉ báo động lượng được áp dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. 

Chỉ báo này phản ánh xu hướng và đánh giá tốc độ thay đổi của mức giá chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào chỉ báo MOM, nhà đầu tư sẽ biết được mức giá có xu hướng tiếp tục hay đảo chiều. Để từ đó, là căn cứ cho những quyết định giao dịch chính xác hơn.

Chỉ báo Momentum có ý nghĩa gì?

Đánh giá sức mạnh của xu hướng

MOM là cơ sở vững chắc để nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá tiếp theo. Đây là tiền đề quan trọng giúp nhà đầu tư có những quyết định vào lệnh chuẩn xác.

  • Khi đường Momentum nằm trên đường tham chiếu 100: Dấu hiệu này cho thấy được mức giá của phiên giao dịch hiện tại cao hơn so với phiên (n) trước đó. Thị trường lúc này sẽ có xu hướng tăng giá và mức giá đang nghiêng về phe mua. Khoảng cách của đường Momentum càng xa đường tham chiếu, đà tăng sẽ càng mạnh. Ngược lại, nếu như gần với đường tham chiếu, biến động sẽ càng yếu.
  • Khi đường Momentum nằm dưới đường tham chiếu 100: Giá có xu hướng giảm, mức giá của phiên hiện tại thấp hơn giá của phiên trước đó (phiên n). Nếu như đường MOM càng nằm sâu bên dưới, cách xa đường tham chiếu, đà giảm giá càng mạnh.

Đưa ra những tín hiệu quan trọng cho các nhà giao dịch

Có 3 tín hiệu quan trọng mà chỉ báo MOM mang lại cho các nhà giao dịch để từ đó có những quyết định sáng suốt: 

  • Khi đường chỉ báo MOM cắt đường 100: Xuất hiện tín hiệu mua hoặc bán. Nếu Momentum cắt đường 100 theo hướng từ dưới lên, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua. Ngược lại, nếu đường MOM và 100 cắt nhau từ trên xuống thì nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
  • Khi đường MOM cắt đường MA: Giúp nhà đầu tư tìm ra được điểm mà tại đó giá có dấu hiệu đảo chiều.
  • Khi đường chỉ báo MOM phân kỳ hoặc hội tụ đường giá: Tín hiệu này cho thấy mức giá đang có xu hướng đảo chiều.

Công thức tính Momentum trong chứng khoán

Công thức tính chỉ báo Momentum trong chứng khoán
Công thức tính chỉ báo Momentum trong chứng khoán

Cách tính chỉ báo Momentum được áp dụng theo công thức sau: 

Momentum = (Closei / Closei-n ) x 100

Trong đó:

  • Closei: Giá đóng cửa tại phiên giao dịch thứ i.
  • Closei-n: Giá đóng cửa tại phiên giao dịch thứ i-n
  • n: Khoảng thời gian được xác định bởi mỗi nhà đầu tư tùy vào từng chiến lược khác nhau. Trong phần mềm MT4, giá trị n được đặt mặc định là 14.

Ví dụ: Nếu giá đóng cửa hiện tại của cặp tiền EUR / USD là 1,009 và giá đóng cửa 14 ngày trước của nó là 0,979. Khi này chỉ báo MOM bằng: 

Momentum (14) = (1,009 / 0,979) x 100 = 300

Hướng dẫn phương pháp đọc chỉ báo Momentum

Có 2 mức chỉ báo động lượng là: 

  • Chỉ báo MOM lớn hơn 100: Mức giá hiện tại cao hơn giá của “n” phiên giao dịch trước đó.
  • Chỉ báo MOM bé hơn 100: Mức giá hiện tại thấp hơn giá của “n” phiên giao dịch trước đó.

Nếu như chỉ báo động lượng nằm trên và cách trục 100 càng xa, giá tăng càng nhanh. Ngược lại, nếu chỉ báo MOM nằm dưới và cách trục 100 càng xa, mức giá giảm càng nhanh.

So với chỉ báo Momentum 101 thì chỉ bảo 102 có xu hướng tăng mạnh hơn. Còn chỉ báo Momentum 98 lại có xu hướng giảm giá mạnh hơn so với chỉ báo 99.

Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cách đọc chỉ báo Momentum đã trở nên đơn giản, chính xác hơn nhiều nhờ máy móc hiện đại. Do đó, khi tham gia vào các nền tảng giao dịch, nhà đầu tư không phải mất thời gian tính toán MOM nữa.

Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường 100

Mức giá trên thị trường chứng khoán luôn có sự biến động không ngừng. Đa phần thời gian diễn ra giao dịch, chỉ số Momentum luôn nằm phía trên hoặc phía dưới đường 100.

  • Trường hợp đường chỉ báo Momentum đi lên trên và cắt đường 100: Dấu hiệu này có thấy bên mua đang chiếm ưu thế. Khả năng cao là xu hướng thị trường sẽ tiếp tục tăng. Đây là tín hiệu tốt để các nhà giao dịch đặt vào lệnh Buy.
  • Trường hợp đường chỉ báo Momentum đi xuống và cắt đường 100: Ngược lại với trường hợp trên, dấu hiệu này cho thất bên bán đang chiếm lợi thế. Khả năng cao là mức giá sẽ tiếp tục giảm. Trong trường hợp này, nhà giao dịch nên lựa chọn đặt vào lệnh bán. 

Lưu ý: Giữa đường 100 và đường chỉ báo Momentum giao nhau rất thường xuyên, tín hiệu phát ra cũng không quá rõ ràng. Do đó, để có được quyết định giao dịch hiệu quả nhất, nhà đầu tư nên kết hợp một số chỉ báo phân tích kỹ thuật khác khi sử dụng chỉ báo MOM. 

Cách giao dịch hiệu quả với chỉ báo động lượng
Cách giao dịch hiệu quả với chỉ báo động lượng

Giao dịch khi đường Momentum phân kỳ hoặc hội tụ đường giá

Để xác định được phân kỳ hay hội tụ, cần dựa vào các đỉnh và đáy được tạo bởi đường Momentum và đường giá.

  • Phân kỳ: Được xuất hiện khi đường Momentum tạo đỉnh sau thấp hơn so với đỉnh trước. Tuy nhiên, đường giá lại tạo đỉnh sau cao hơn so với đỉnh trước.
  • Hội tụ: Được xuất hiện khi đường Momentum tạo đáy sau cao hơn so với đáy trước. Tuy nhiên, đường giá lại tạo đáy sau thấp hơn so với đáy trước.

Nhà đầu tư sẽ biết được mức giá có xu hướng đảo chiều không khi tín hiệu hội tụ hoặc phân kỳ xuất hiện. Tuy nhiên, khi phân kỳ/hội tụ xảy ra, tín hiệu xu hướng đảo chiều là một tín hiệu yếu. Trường hợp mức giá đang di chuyển theo xu hướng mạnh, các tín hiệu này còn rất dễ bị nhiễu. 

Vì vậy, nhà đầu tư, giao dịch không nên đặt quá nhiều niềm tin vào tín hiệu đảo chiều này. Nên kết hợp giữa nhiều công cụ và chỉ báo khác nhau để tăng độ chuẩn xác cho giao dịch.

Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường MA

Đường chỉ báo MOM và được MA cắt nhau sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra được các điểm mà tại đó mức giá sẽ đảo chiều. Một xu hướng giá mới sẽ xuất hiện ngay sau đó. Khi kết hợp 2 chỉ báo này với nhau sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra các điểm mà tại đó giá sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới. Nhà đầu tư có thể thiết lập đường MA với chu kỳ tùy ý. Thông thường, chu kỳ được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhất là 9, 14, 21. Chu kỳ càng dài cũng đồng nghĩa với độ mượt, tính chính xác lại càng cao.

  • Nếu đường Momentum đi lên và cắt với đường MA: Nhà đầu tư có thể đặt vào lệnh Buy.
  • Nếu đường Momentum đi xuống và cắt với đường MA: Nhà đầu tư có thể đặt vào lệnh Sell.

Trên đây là giải đáp những thông tin về chỉ báo Momentum mà DNSE muốn gửi tới quý vị độc giả. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết giúp cho các nhà đầu tư có thêm tín hiệu vào lệnh và áp dụng thành công vào chiến lược giao dịch của mình! Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật những thông tin, kiến thức về tài chính, chứng khoán mới nhất nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan