Chứng khoán | 09/10/2023

Nâng hạng thị trường chứng khoán là gì? Nhà đầu tư sẽ được lợi gì khi thị trường Việt Nam được nâng hạng? 

Các nhà đầu tư trong thời gian gần đây thường nghe đến nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy nâng hạng thị trường chứng khoán là gì, sẽ mang lại lợi ích gì cho nhà đầu tư?

Nâng hạng thị trường là gì? 

Nâng hạng thị trường chứng khoán là gì?
Nâng hạng thị trường chứng khoán là gì?

Tiềm năng, cơ hội và quy mô của thị trường chứng khoán ở một nước thường được các nhà đầu tư, các chính phủ nhận định qua xếp hạng thị trường.  

Xếp hạng thị trường trên thế giới đang được thực hiện qua 3 tổ chức bao gồm Morgan Stanley Capital International (MSCI), Standard & Poor’s (S&P Dow Jones), Financial Times Stock Exchange (FTSE Russell). Mỗi tổ chức sẽ có cách đánh giá và bộ tiêu chí khác nhau, tuy nhiên đều căn cứ vào các yếu tố chính như: Quy mô; Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; Khả năng tự do chuyển đổi ngoại tệ; Phương thức thanh toán sau giao dịch; Giao dịch bán khống và cho vay. 

Việc xếp hạng thị trường mỗi quốc gia sẽ được các tổ chức thực hiện hằng năm và đưa ra đánh giá theo 3 cấp độ: Thị trường cận biên; Thị trường mới nổi, Thị trường phát triển. 

Theo xếp hạng của cả 3 tổ chức đánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức độ Thị trường cận biên. Thị trường trong nước đang nỗ lực để cải thiện vị trí của mình lên Thị trường mới nổi.  

Nâng hạng thị trường để được gì? 

Không đơn giản chỉ là sự công nhận của các tổ chức uy tín về chất lượng thị trường chứng khoán Việt Nam, việc nâng hạng còn là cơ hội lớn với toàn thị trường.  

Thu hút hàng tỷ USD vốn ngoại 

Thị trường mới nổi có quy mô vốn hoá và tiềm năng lớn hơn nhiều thị trường cận biên. Chất lượng vốn cũng ổn định hơn, từ đó thu hút dòng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.  

Một ví dụ về việc nâng hạng thị trường có tác động thu hút vốn từ nước ngoài là trường hợp của thị trường chứng khoán Arab Saudi năm 2018. Khi đó các nhà kinh tế đã dự đoán thị trường nước này đón khoảng 35 tỷ USD từ quốc tế.  

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, cuối năm 2020 vốn hoá thị trường chứng khoán toàn cầu đạt khoảng 93,36 nghìn tỷ USD. Chỉ cần một phần nhỏ con số này đổ vào thị trường trong nước đã tạo ra con giá trị rất lớn. 

Động lực cho thị trường phát triển 

Để đáp ứng hàng loạt điều kiện về xét hạng, thị trường Việt Nam sẽ buộc phải có những thay đổi để đáp ứng. Những thay đổi này có thể đến từ các quy định, hệ thống giao dịch, các công ty chứng khoán và từ cả việc công bố thông tin.  

Hiện nay với mục tiêu đưa hệ thống KRX và hoạt động và nhiều công ty chứng khoán như DNSE đã hoàn thành kiểm thử 100% với hệ thống mới, nhà đầu tư sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong giao dịch. Các hạn chế về hệ thống sẽ được giải quyết.  

Khi nào thị trường Việt Nam được nâng hạng? 

Hiện nay theo tiêu chí FTSE Russell, TTCK Việt Nam còn thiếu điều kiệu về Chuyển giao đối ứng thanh toán và Chi phí xử lý giao dịch thất bại.  

Hiện nay các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam được quy định vận hành theo mô hình “pre-funded market”. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư cần có đủ tiền hoặc chứng khoán trong tài khoản của mình trước khi đặt lệnh. 

Trong khi thông lệ quốc tế chỉ cần nhà đầu tư có tiền, chứng khoán trong tài khoản để thực hiện giao dịch.  

Do vậy tiêu chí này của Việt Nam đang được đánh giá ở mức: Hạn chế. Và vì buộc nhà đầu tư phải có tiền mới có thể đặt lệnh nên tiêu chí giao dịch thất bại sẽ không có.  

Các giải pháp giải quyết vấn đề này, đang được đưa ra để tìm ra giải pháp tốt nhất, vừa dự phòng được rủi ro, vừa đảm bảo sự linh hoạt của thị trường chứng khoán.  

Việc nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được thực hiện khi các yếu tố trên được giải quyết. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan