Kinh tế | 29/12/2022

Dự báo nền kinh tế vào năm 2023 – Thế giới liệu có rơi vào khủng hoảng?

Năm 2022 sắp khép lại với một bức tranh kinh tế toàn cầu không mấy lạc quan. Xung đột, bất ổn chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao khiến thế giới có khả năng phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc suy thoái mới. Trong bối cảnh này, nền kinh tế năm 2023 sẽ ra sao?

Tình hình chung hiện tại của kinh tế thế giới

Tình hình chung hiện tại của kinh tế thế giới
Tình hình chung hiện tại của kinh tế thế giới như thế nào?

Nhu cầu tiêu dùng quá mức giai đoạn hậu COVID, hàng tồn kho bán lẻ tăng cao và cuộc chiến chống lạm phát tiếp tục đè nặng khiến tỷ lệ tăng trưởng GDP toàn cầu được dự đoán sẽ chỉ đạt mức 2,2% – thấp hơn con số 3% được dự đoán cho năm 2022. 

Cùng với đó, bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 có thể sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm, lạm phát cao. Theo Fitch Ratings – Cơ quan tín nhiệm quốc tế, tăng trưởng GDP năm 2023 được dự đoán chỉ đạt khoảng 1,4% thay vì 1,7% như thông tin công bố trước đó.

Trước đó, thời điểm đầu tháng 10, IMF đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 2,9% xuống chỉ còn 2,7% do lo ngại ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine và tình trạng giá lương thực, năng lượng tăng cao.

Tuy nhiên, một điểm sáng có thể kỳ vọng là trước mắt, tỷ lệ lạm phát đang có xu hướng được kiểm soát một phần.

Các khía cạnh của nền kinh tế năm 2023

Lạm phát

lạm phát năm 2023 có thể rơi vào khoảng 4-5%
Lạm phát năm 2023 có thể rơi vào khoảng 4-5% – Theo các chuyên gia dự đoán

Trong thời gian cuối năm 2022, kinh tế thế giới đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với nỗ lực cải thiện nhờ vào các chính sách tiền tệ, lạm phát đã được kiểm soát một phần. Trong năm 2023 tới, dự đoán rằng lạm phát sẽ được cải thiện hơn. Dù vậy, một số khía cạnh như xu hướng tiêu dùng hay các dự án đầu tư của doanh nghiệp vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi câu chuyện tăng lãi suất.

Các chuyên gia vẫn kỳ vọng về một tỷ lệ lạm phát thấp hơn trong năm 2023. Tuy nhiên, để ổn định và kiểm soát lạm phát một cách bền vững đòi hỏi khoảng thời gian tương đối dài. Theo ông Mihir Desai – Giáo sư tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ,

, nhưng nếu muốn con số này giảm chỉ còn khoảng 2-3% thì cần nhiều thời gian hơn.

Thị trường lao động

Mặc dù thị trường lao động trong thời điểm cuối năm 2022 không thực sự có quá nhiều biến động nhưng vấn đề có thể sẽ xuất hiện vào năm tới. Chỉ là bao giờ xuất hiện, mức độ nghiêm trọng như thế nào vẫn còn là những câu hỏi.

Người tiêu dùng đang phải đối mặt với mức giá cả cao hơn, lãi suất tăng trong khi tỷ lệ tiết kiệm giảm. Vì thế, họ chi tiêu ít hơn. Hậu quả là doanh thu của các doanh nghiệp có thể suy giảm trầm trọng. Hậu quả là việc cắt giảm lao động quy mô lớn có thể diễn ra. Xu hướng cắt giảm này có khả năng cao sẽ diễn ra đối với các nhân viên văn phòng, bàn giấy thay vì công nhân. Vì lý do này, tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2023 có thể vào khoảng 4-5% và nền kinh tế vẫn chưa thể hoàn toàn phục hồi trong khoảng thời gian ngắn.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ ra sao?

Giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn có một số điểm sáng. Cụ thể, nhu cầu tiêu dùng trong nước cùng tình hình xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế sắp tới.

Hiện tại, phần lớn thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đều đến từ các yếu tố toàn cầu khi các đối tác chính của nước ta đang gặp khó khăn. Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc, cuộc xung đột Nga – Ukraine, giá cả leo thang,… đều là những vấn đề khách quan khó tránh.

Dù vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm sáng khi được ADB kỳ vọng rằng sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,6% trong năm tới. Ngân hàng đầu tư Natixis (Pháp) cũng dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng tới 7,5% trong năm 2022.

Có thể thấy rằng tình hình chung nền kinh tế hiện tại không quá khả quan. Dù vậy, vẫn có một số tín hiệu tích cực trong năm 2023 tới cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tổng hợp

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan