Quản lý tài sản | 31/12/2021

Nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm? Đây là lời khuyên tâm đắc nhất dành cho bạn

Khi đang sở hữu một khoản tiền nhàn rỗi, nhiều người sẽ có xu hướng đem số tiền này đi đầu tư sinh lời hay thiết lập các phương án phòng ngừa rủi ro cho tương lai. Hai hình thức thường được nghĩ đến đầu tiên là gửi tiết kiệm và mua bảo hiểm nhân thọ. Cả hai loại hình dịch vụ này đều có những ưu – nhược điểm riêng. Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm để có lợi nhất, hãy tham khảo các thông tin trong bài viết sau.

Phân biệt bảo hiểm và gửi tiết kiệm ngân hàng

Điểm giống

Cả hai hình thức bảo hiểm và gửi tiết kiệm ngân hàng đều quy định chủ thể thực hiện đưa tiền cho các tổ chức tài chính, cụ thể là ngân hàng và công ty bảo hiểm giữ hộ trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người tham gia sẽ được hưởng lãi suất và rút tiền khi đến thời hạn đã thỏa thuận.

Hoạt động bảo hiểm và tiết kiệm ngân hàng chịu sự quản lý từ Bộ Tài chính và Nhà nước. Mục đích chung của hai loại dịch vụ này là hỗ trợ các cá nhân có nhu cầu tích lũy tài chính và đầu tư an toàn.

Điểm khác

Tuy nhiên, hai hình thức này có những điểm khác nhau dưới đây:

Tiêu chí Bảo hiểm nhân thọ Gửi tiết kiệm ngân hàng
Nguyên lý hoạt động Bảo hiểm cam kết bồi thường cho đối tượng được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất liên quan đến sức khỏe và tính mạng. Người tham gia hợp đồng bảo hiểm phải đóng một khoản phí định kỳ thường là mỗi năm một lần theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khách hàng gửi một khoản tiền vào ngân hàng. Khoản tiền gửi đó sẽ được tính lãi suất theo chính sách của từng ngân hàng.
Điều kiện tham gia Công ty bảo hiểm sẽ đánh giá tình hình sức khỏe, tuổi tác, nghề nghiệp và tình hình tài chính của đối tượng được bảo hiểm để ra quyết định. Đối tượng tham gia có:
Độ tuổi tối thiểu là 18 tuổi;
CMND/CCCD hoặc hộ chiếu vẫn còn hiệu lực.
Quyền lợi khi tham gia Các loại phí đóng hằng năm được tích lũy dài hạn và được tính lãi.
Bảo hiểm sẽ bồi thường cho người tham gia khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Khoản tiền gửi được tính lãi, thường dao động từ 3% – 7,1%/năm. 
Kỳ hạn tham gia 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc trọn đời Gửi theo tuần, tháng hoặc năm. Tùy vào mục đích gửi tiết kiệm, người gửi có thể chọn gửi ngắn hạn hay dài hạn.
Mục đích chính Phòng ngừa rủi ro Đầu tư sinh lời
Quy định rút tiền Khi hợp đồng bảo hiểm đến hạn, công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại số tiền đã đóng căn cứ vào mức đóng và số năm tham gia bảo hiểm kèm lãi suất sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan. Thông thường, các công ty bảo hiểm sẽ quy định nếu rút tiền bảo hiểm trong hai năm đầu thì người tham gia không được hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng. Sau hai năm, nếu người tham gia bảo hiểm muốn rút tiền trước thời hạn thì có thể nhận được một khoản tiền nhất định, nhưng chắc chắn thấp hơn so với số tiền đã đóng trước đó.  Số tiền gốc cộng với tiền lãi gửi tiết kiệm. Thời gian rút tiền linh hoạt, có thể là đầu kỳ, giữa kỳ hay cuối kỳ mà vẫn nhận được lãi suất tính dựa trên thực tế ngày gửi.
Lãi suất Lãi suất thấp hơn gửi tiết kiệm nhưng có các ưu đãi đi kèm Phụ thuộc vào kỳ hạn và quy định của từng ngân hàng
Độ an toàn Tương đương gửi tiết kiệm. Trong trường hợp đơn vị bảo hiểm phá sản, Bộ Tài chính chuyển giao để doanh nghiệp bảo hiểm khác tiếp tục chịu trách nhiệm với quyền lợi bảo hiểm của bạn. Tương đương bảo hiểmTrong trường hợp ngân hàng phá sản, người gửi được bồi thường tối đa 75 triệu đồng từ bảo hiểm tiền gửi.
Tính bảo vệ Bảo vệ bên tham gia trước rủi ro phải thanh toán các khoản tiền lớn lên đến hàng trăm, hàng tỷ đồng khi xảy ra tai nạn Đơn thuần là đầu tư sinh lời
Những điểm khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và tiết kiệm ngân hàng

Nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm?

Việc quyết định mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm phụ thuộc chủ yếu vào mục đích của mỗi người.

Mua bảo hiểm

Trường hợp nào cần mua bảo hiểm?
Trường hợp nào cần mua bảo hiểm?

Mục đích chính của bảo hiểm là bảo vệ con người trước những rủi ro không thể lường trước được. Nếu bạn đang là một trong số những tình huống dưới đây, bạn nên cân nhắc mua bảo hiểm:

  • Tình huống thứ nhất: Bạn là trụ cột kinh tế của gia đình và đang phải chăm lo cho người phụ thuộc như con cái hoặc bố mẹ già.
  • Tình huống thứ hai: Cá nhân tự kinh doanh và sở hữu doanh nghiệp nhỏ.
  • Tình huống thứ ba: Môi trường làm việc nguy hiểm, có tính rủi ro cao.
  • Tình huống thứ tư: Cá nhân ưa thích những hoạt động mạo hiểm.
  • Tình huống thứ năm: Người lớn tuổi không có tiền tiết kiệm
  • Tình huống thứ sáu: Có nguy cơ xảy ra rủi ro về sức khỏe hay gia đình từng có người mắc bệnh hiểm nghèo.

Hiện nay, một số đơn vị bảo hiểm đang cung cấp sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Gói bảo hiểm này có tính năng kết hợp bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư. Theo đó, người tham gia được hưởng lãi từ các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu bạn vừa muốn phòng ngừa rủi ro vừa muốn đầu tư sinh lời thì có thể cân nhắc hình thức này.

Gửi tiết kiệm

Khi nào nên gửi tiết kiệm ngân hàng?
Khi nào nên gửi tiết kiệm ngân hàng?

Một số ngân hàng hiện nay quy định mức gửi tiết kiệm tối thiểu là 1 triệu đồng. Trong khi nếu tham gia bảo hiểm, bạn phải trả số tiền tối thiểu từ 3-4 triệu/năm/hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, lãi suất gửi tại các ngân hàng thương mại thường ổn định. Vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm một phương án đầu tư linh hoạt theo nhu cầu cá nhân thì gửi tiết kiệm là một lựa chọn không tồi.

Với những thông tin trên, DNSE hy vọng có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi “Nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm”. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định, hãy nghĩ đến phương án đầu tư cho cả hai hình thức. Bạn chia số tiền nhàn rỗi làm hai phần theo tỷ lệ phù hợp. Một phần bạn đem gửi ngân hàng và phần còn lại thì mua bảo hiểm.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đặng Trà My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan