Kinh tế | 23/10/2023

Nhà tạo lập thị trường là ai? Vai trò của nhà tạo lập thị trường

Nhà tạo lập thị trường (Market Maker) là thành phần quan trọng trong thị trường chứng khoán giúp cung cấp và duy trì thanh khoản cho thị trường. Nhà tạo lập là thành phần không thể thiếu để duy trì hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư chưa hiểu rõ về MMs. Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nhà tạo lập thị trường (MMs) là gì?
Nhà tạo lập thị trường (MMs) là gì?

Nhà tạo lập thị trường (MMs) là ai?

Nhà tạo lập thị trường (MMs) là doanh nghiệp, một tổ chức hoặc trung gian riêng lẻ nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định nhằm thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó.

Lợi nhuận mà nhà tạo lập kiếm được đến từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán trên các giao dịch của họ.

Trách nghiệm của MMs là đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư (NĐT) đối với một loại chứng khoán nhất định.

Cụ thể, khi một NĐT muốn bán (mua) một chứng khoán nhưng không có thành viên nào trên thị trường muốn mua (bán) chứng khoán đó thì MMs sẽ tiến hành thực hiện giao dịch. 

Sự có mặt của MMs giúp tối ưu hóa quá trình giao dịch và giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho NĐT. Vì vậy, NĐT có thêm điều kiện để mua/bán chứng khoán một cách thuận tiện nhất.

Đặc điểm của Market Maker

  • Market Makers phải hoạt động theo quy định của một sàn giao dịch nhất định. Và sàn giao dịch này phải được phê duyệt bởi cơ quan quản lý chứng khoán của một quốc gia như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch tại Hoa Kỳ.
  • Nhà tạo lập thị trường cũng có thể là trung gian riêng lẻ. Tuy nhiên, đại đa số các nhà tạo lập sẽ làm việc thay cho tổ chức lớn. Điều này do quy mô chứng khoán cần thiết phải tạo thuận lợi cho khối lượng mua và bán.
  • Tùy theo trao đổi và tùy theo loại công cụ tài chính đang giao dịch như cổ phiếu hoặc quyền chọn mà quyền và nghĩa vụ của các nhà tạo lập sẽ khác nhau.
  • Loại hình phổ biến nhất của nhà tạo lập là nhà môi giới cung cấp các giải pháp mua và bán cho các nhà đầu tư với nỗ lực giữ cho thị trường tài chính thanh khoản. 
  • Nhà tạo lập được lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Và họ có lợi cho thị trường bằng cách tăng tính thanh khoản.

Vai trò của nhà tạo lập thị trường là gì?

Nhà tạo lập thị trường có hai vai trò rất quan trọng
Nhà tạo lập thị trường có hai vai trò rất quan trọng

Cơ chế tạo lập thị trường( MM)

  • Chào giá khi có yêu cầu

Nhà tạo lập thị trường thực hiện chào giá khi có yêu cầu từ nhà đầu tư theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGD CK) về khối lượng tối thiểu, thời gian tối thiểu và thời gian niêm yết giá.

Hình thức này giúp MMs giảm bớt áp lực hơn so với chào giá liên tục. Tuy nhiên, đây là điều không thuận lợi cho NĐT, vì khi muốn thực hiện, NĐT cần có thời gian để làm lệnh yêu cầu MMs chào giá.

VD: SGD CK Phái sinh Đài Loan (TAIFEX) quy định về chào giá khi có yêu cầu của NĐT như sau: MMs phải chào giá 2 chiều, Khối lượng giao dịch đạt tối thiểu tùy theo hợp đồng, Thời gian lệnh chào giá tối thiểu là 20 giây.

  • Chào giá liên tục

Với hình thức này, MMs phải thực hiện chào giá 2 chiều (lệnh mua và lệnh bán) hoặc 1 chiều (lệnh mua hoặc bán) liên tục trong phiên giao dịch.

Khi chào giá liên tục, MM vẫn cần tuân thủ quy định của Sở giao dịch Chứng khoán về: Khối lượng giao dịch tối thiểu mỗi lệnh, Khoảng thời gian chào giá, Thời gian tồn tại tối thiểu, …

VD: Sở giao dịch Chứng khoán London quy định MMs phải duy trì niêm yết lệnh tối thiểu 90% tổng thời gian giao dịch trong ngày và theo đúng quy định chênh lệch giá mua/bán tối đa.

Khi MMs liên tục chào giá sẽ tạo nên tính “thanh khoản” cho một loại chứng khoán nhất định. Từ đó, NĐT có thể tham khảo và ra quyết định giao dịch tốt hơn.

Hình thức chào giá liên tục yêu cầu MMs phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để đưa ra mức chào giá hợp lý nhằm cạnh tranh với những MMs khác trên thị trường. Vì vậy, hình thức này phù hợp nhất với những thị trường chứng khoán phát triển và MMs có nguồn lực tài chính lớn.

Cơ chế cung cấp thanh khoản( LP)

MMs cần đảm bảo nghĩa vụ với khối lượng giao dịch chứng khoán
MMs cần đảm bảo nghĩa vụ với khối lượng giao dịch chứng khoán

Quyền lợi và nghĩa vụ theo cơ chế LP đơn giản hơn cơ chế MM. Theo cơ chế này, MMs chỉ cần đảm bảo nghĩa vụ khối lượng giao dịch hàng tháng, quý, năm đã đăng ký tạo với Sở Giao dịch hoặc Tổ chức phát hành chứng khoán.

Sự tham gia của các nhà tạo lập góp phần duy trì sự linh hoạt và tính thanh khoản của một loại chứng khoán.

Bên cạnh đó, MMs còn giúp tăng khả năng thực hiện giao dịch của chứng khoán. Nhờ điều này mà sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với loại chứng khoán đó.

VD: Với TTCK Hàn Quốc, trường hợp đặt giá mua chênh lệch với giá đặt bán của cổ phiếu vượt quá tỷ lệ quy định thì MMs có trách nhiệm thực hiện chào giá để giảm khoảng cách chênh lệch. Cụ thể, tỷ lệ chênh lệch là 3% (với KOSPI) và 2% (với KOSDAQ), khối lượng tối thiểu là 5 lần đơn vị giao dịch (với KOSPI) và 10 lần đơn vị giao dịch (với KOSDAQ).

Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ đánh giá hoạt động này của MMs định kỳ theo tháng, quý, năm. Và dựa vào các báo đánh giá, Sở Giao dịch sẽ đưa ra quyết định giảm phí giao dịch hoặc có chế độ đãi ngộ cho MMs.

Cách để nhà tạo lập thị trường kiếm được lợi nhuận như thế nào?

Những cách để nhà tạo lập thị trường kiếm được lợi nhuận
Những cách để nhà tạo lập thị trường kiếm được lợi nhuận

Lợi nhuận mà nhà tạo lập kiếm được sẽ từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán trên các giao dịch của họ.

Ví dụ: Một nhà tạo lập thị trường mua cổ phiếu với mức giá là 100 USD. Tuy nhiên, khi bán cho người mua tiềm năng lại với giá 100.05 USD. Như vậy, phần chênh lệch 0.05 USD đó sẽ là lợi nhuận mà nhà tạo lập kiếm được.

Mặc dù những chênh lệch giữa giá mua và giá bán không quá lớn. Tuy nhiên, khi những chênh lệch nhỏ này kết hợp với nhau. Đi cùng với đó là khối lượng lớn giao dịch diễn ra trong ngày lớn sẽ giúp nhà tạo lập có được mức lợi nhuận khổng lồ.

Trên đây là giải đáp toàn bộ thông tin về nhà tạo lập thị trường là ai. DNSE hy vọng những chia sẻ trên mang tới cho quý vị độc giả nhiều thông tin bổ ích!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan