Kiến thức tổng quan | 27/11/2022
Nợ dài hạn là gì? Những khoản thuộc nợ dài hạn mà chưa chắc ai cũng biết!
Nợ dài hạn là gì? Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích cấu trúc nợ và áp dụng các tỷ lệ nợ. Khi nắm rõ các khoản nợ dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt khả năng thanh toán các khoản vay. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu thêm về nợ dài hạn nhé.
Nợ dài hạn là gì?
Nợ dài hạn là một trong những phần không thể thiếu trong kế toán tài chính của mỗi doanh nghiệp. Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, nợ dài hạn là tất cả những khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp, mà thời hạn cần thanh toán còn lại lớn hơn 12 tháng hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo đó.
Tại bảng cân đối kế toán, các khoản nợ phải trả luôn được tách biệt giữa nợ ngắn hạn và dài hạn nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong dài đoạn ngắn hạn và dài hạn.
Theo đánh giá, tín dụng dài hạn chịu nhiều rủi ro vì thời hạn càng dài thì nhiều biến động không dự đoán trước có thể xảy ra càng lớn; ví dụ như công ty rơi vào tình trạng thua lỗ. Ngoài ra, nợ dài hạn có thể cung cấp báo cáo tài chính cũng như bảng cân đối kế toán cho người đọc về sự phát triển trong thời gian dài của doanh nghiệp. Trên bảng công đối kế toán, tài khoản được liệt kê theo thứ tự thanh khoản. Vậy nên nợ dài hạn đứng sau nợ ngắn hạn.
Nợ dài hạn gồm những khoản nào?
Hiện nay, nợ dài hạn bao gồm các khoản nợ như sau:
- Nợ phải trả người bán dài hạn: chỉ số tiền mà doanh nghiệp nên trả cho bên bán có thời hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất.
- Người mua trả tiền trước dài hạn: Chỉ tiêu phản ánh khoản tiền mà doanh nghiệp ứng trước để chi tiêu với thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh trừ các khoản phí đã thu trước đó.
- Chi phí phải trả dài hạn: Phí phải tra do đã nhận hàng hóa, dịch vụ; vì chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ có thời hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc sau chu kỳ sản xuất tại thời điểm báo cáo sếp vào nợ dài hạn.
- Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh: chỉ khoản tiền đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh. Tùy thuộc vào từng hoạt động kinh doanh cũng như quy mô của mỗi đơn vị sẽ ghi nhận khoản vốn do doanh nghiệp cấp.
Và một số khoản phí tiêu biểu khác như:
- Doanh thu chưa thực hiện dài hạn
- Phải trả dài hạn khác
- Phải trả nội bộ dài hạn
- Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
- Trái phiếu chuyển đổi
- Cổ phiếu ưu đãi
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Dự phòng phải trả dài hạn
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Cách xác định nợ dài hạn dựa trên tổng nguồn vốn
Nợ dài hạn cho bạn biết khả năng các nghĩa vụ tài chính dài hạn và phản ánh hiệu quả việc sử dụng khoản vay để đầu tư của doanh nghiệp đó. Các chỉ số càng cao thì khả năng mất kiểm soát của nợ dài hạn càng lớn.
Trong quá trình nghiên cứu nợ dài hạn, việc phân tích tình hình tài chính sẽ phụ thuộc vào các chỉ số như sau:
- Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu)
- Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Lãi vay
Từ đây có thể dễ dàng xác định được doanh nghiệp này có khả năng tạo ra thu nhập để trả lãi. Nợ dài hạn chính là công cụ hữu ích cho doanh nghiệp trong quá trình phân tích quản trị tài chính. Chủ doanh nghiệp có thể xác định cấu trúc tài chính từ đó phân bổ nguồn vốn cũng như các khoản đầu tư hợp lý.
So sánh nợ dài hạn và nợ ngắn hạn
Tiêu chí | Nợ ngắn hạn | Nợ dài hạn |
Thời hạn nợ | Thời hạn nợ dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. | Thời hạn nợ trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. |
Ý nghĩa | Cung cấp thông tin về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. | Cung cấp thông tin về sự thịnh vượng lâu dài của công ty. |
Mức độ thanh khoản | Mức độ thanh khoản cao, trong thời gian ngắn. | Mức độ thanh khoản thấp hơn nợ ngắn hạn. |
Mối quan hệ với tài sản | Tài sản lưu động cần phải đủ để bù đắp tổng giá trị các khoản nợ ngắn hạn. | Tổng giá trị tài sản dài hạn phải đủ để bù đắp các khoản nợ dài hạn. |
Trên đây là những thông tin về nợ dài hạn; hy vọng kiến thức trên đây sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình phân tích cấu trúc nợ và áp dụng các tỷ lệ nợ.