Kiến thức tổng quan | 26/11/2021

Nợ xấu là gì? Phát sinh nợ xấu gây ảnh hưởng thế nào?

Nợ xấu là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong giới tài chính. Nếu ai bị gắn với hai chữ “nợ xấu” thì quả thực là rất khó trong việc kinh doanh, giao dịch. Vậy nợ xấu là gì? Xóa nợ xấu thế nào? Cùng tìm hiểu với DNSE trong bài viết này nhé.

 Nợ xấu là gì? Nợ xấu gây ảnh hưởng như thế nào?
Nợ xấu là gì? Nợ xấu gây ảnh hưởng như thế nào?

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu là những khoản nợ “khó đòi” mặc dù đã đến hoặc quá hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu quá 90 ngày so với thời hạn thanh toán thì khoản đó được coi là nợ xấu. 

Căn cứ vào thông tin mà bên cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng) cung cấp, Trung tâm Thông tin Tín Dụng Quốc Gia (Credit Information Center – CIC) sẽ phân loại các khách hàng đó vào những nhóm nợ. Dữ liệu của CIC sẽ phản ánh người lịch sử tín dụng của từng cá nhân/ doanh nghiệp.

Phân loại nợ xấu

Về cơ bản, nợ xấu được chia làm 2 loại:

  • Khoản nợ mà khách hàng đang hạch toán trong/ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng.
  • Khoản nợ tổ chức đã mua bán, xử lý những khoản nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng.

Thường các hoạt động như: cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, hoạt động buôn bán nợ,… phát sinh hoạt động nợ xấu. 

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng một khoản là 50 triệu trả trong vòng 3 tháng từ ngày 01/02, như vậy bạn sẽ phải hoàn tất việc thanh toán cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng trước ngày 01/08. Nếu sau 90 ngày tức 02/11 bạn vẫn chưa tất toán thì khoản nợ của bạn được tính vào là nợ xấu. 

Xác định nợ xấu thế nào?

 Nợ xấu được xác định như thế nào? Có mấy nhóm nợ xấu?
Nợ xấu được xác định như thế nào? Có mấy nhóm nợ xấu?

Sau khi đã hiểu nợ xấu là gì, bạn có thể hiểu nợ xấu được chia làm 5 loại. Càng về sau thì khả năng khả năng vay vốn càng thấp:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: nợ trong hạn và nợ trong hạn dưới 10 ngày. Trường hợp này bên cho vay vẫn có khả năng nhận lại được tiền gốc và tiền lãi đúng hạn phải trả.
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý: đây là loại nợ đã quá hạn từ 10 – 90 ngày, đã được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu.
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: loại nợ này có thời gian quá hạn từ 91 – 180 ngày và đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Dạng này được bên cho vay miễn/ giảm lãi do khả năng chi trả của “con nợ” thấp.
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: gồm 6 loại, nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, thời gian gia hạn thêm đã quá 90 ngày, được điều chỉnh gia hạn lần 2.
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn lớn: nợ quá hạn 360 ngày và đã được điều chỉnh lại thời hạn lần 3. Dạng nợ này sẽ được khoanh lại, chờ xử lý. 

Những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 là nợ xấu.

Thông tin nợ xấu được lưu ở đâu?

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) được Ngân hàng Nhà nước quản lý. Đơn vị này tiếp nhận, phân tích và dự báo các thông tin về thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Các cá nhân, doanh nghiệp được cung cấp lịch sử tín dụng của khách hàng có hoạt động tín dụng tại ngân hàng, tổ chức tín dụng được cung cấp chuẩn xác.

Thông tin về các khoản nợ ở nhóm 2 sẽ được lưu lại trong 1 năm kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán; các khoản thuộc nhóm 3, 4, 5 sẽ là 5 năm. 

Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng thế nào?

Việc để bản thân rơi vào nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác sau này. 

Những khách bị phân loại vào nhóm 3, 4, 5 nghĩa là đang mang nợ, các đơn vị cho vay sẽ không hỗ trợ cho vay thêm bất cứ một khoản nào khác. Khách nhóm 2 sẽ được vay nhưng thấp hơn, nhưng vẫn được một số ngân hàng hỗ trợ. Đối với khách nhóm 1, việc vay sẽ được xem xét dựa trên tần suất trả chậm mà quyết định. 

Bên cạnh đó khi rơi vào nhóm nợ xấu, khách hàng không được sử dụng thẻ tín dụng. Tương lai, những khách hàng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian để xóa nợ xấu.

Chính vì vậy, bạn cần chú ý đến thời gian của khoản vay, tránh gây bất lợi cho bản thân sau này.

Phòng tránh nợ xấu thế nào?

 Làm gì để tránh nợ xấu?
Làm gì để tránh nợ xấu?

DNSE có một số lời khuyên cho bạn để phòng tránh nợ xấu:

  • Trước khi vay, bạn nên tự đánh giá khả năng trả nợ của mình. Bạn hãy lên kế hoạch chi tiết với số tiền đi vay để không bị chậm thời gian trả nợ.
  • Trường hợp khoản nợ nằm ngoài khả năng thì đừng nên vay, tránh gặp khó khăn sau này.
  • Nên thanh toán nợ trước kỳ hạn 3 – 5 ngày.
  • Thông báo với nhân viên ngân hàng sớm nếu vì lý do khách quan không thể thanh toán đúng hạn. Bạn sẽ được tư vấn hỗ trợ tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
  • Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.
  • Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định
  • Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ với ngân hàng để tìm giải pháp.
  • Không nên vay từ bên này để trả nợ bên khác. 

Kết luận 

Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về câu hỏi: “Nợ xấu là gì?”. Đây sẽ là những thông tin rất có ích cho những ai đang có nhu cầu vay vốn. Hãy tiếp tục tìm hiểu thêm những kiến thức về tài chính trên website DNSE nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đỗ Lan Hương

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan