Phân tích kỹ thuật | 29/03/2024

Xem thống kê OI phái sinh hàng ngày ở đâu?

Trong giao dịch phái sinh, ngoài khái niệm khối lượng giao dịch, khối lượng hợp đồng mở cũng là một khái niệm dễ gây nhầm lẫn và chưa được nhiều người biết tới. Vậy hãy cùng DNSE tìm hiểu khái niệm OI phái sinh qua bài viết dưới đây nhé.

OI là gì?

Tìm hiểu về khái niệm "OI"
Tìm hiểu về khái niệm “OI phái sinh”

OI là viết tắt của cụm từ Open Interest, nghĩa là lượng hợp đồng tương lai mở tại một thời điểm nhất định. 

Do có cùng một đơn vị tính là số hợp đồng nên OI thường bị nhầm lẫn với khối lượng giao dịch, tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau. Đối với mỗi người bán hợp đồng tương lai sẽ có một người mua tương ứng (tính chất đối ứng), đồng nghĩa với việc để có một giao dịch phái sinh, cần có cả người mua và người bán. Do đó, OI là tổng khối lượng hợp đồng của một bên giao dịch hợp đồng chứ không phải tổng của cả hai bên.

Ý nghĩa của OI trong chứng khoán phái sinh

OI là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá tâm lý thị trường và dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Khi một hợp đồng có OI ở mức cao nghĩa là đang có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới hợp đồng đó, báo hiệu cho việc xu hướng đang ở ngưỡng mạnh (tăng mạnh hoặc giảm mạnh). Ngược lại, khi OI ở ngưỡng thấp nghĩa là hợp đồng đang có xu hướng đi ngang hoặc xu hướng của hợp đồng đang dần suy yếu.

Ngoài ra, OI còn được sử dụng như một thước đo thanh khoản của thị trường, với việc thị trường phái sinh sẽ có thanh khoản cao khi OI cao và có thanh khoản suy yếu khi OI ở ngưỡng thấp.

Xem OI ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều bên cung cấp dữ liệu về OI cho nhà đầu tư, trong đó có thể kể đến 3 nhóm chính sau:

Các website cung cấp dữ liệu

Việc các bên website cung cấp dữ liệu cho nhà đầu tư hiện nay đã rất phổ biến trên thị trường. Trong đó, nổi bật nhất là Vietstock khi có khả năng cung cấp dữ liệu OI theo thời gian thực. 

Vietstock có khả năng cung cấp dữ liệu OI theo thời gian thực
Vietstock có khả năng cung cấp dữ liệu OI theo thời gian thực

Tuy nhiên, điểm hạn chế của các trang web này sẽ nằm ở việc các trang web sẽ thường lưu tên hợp đồng tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn 1 tháng dưới dạng VN30F1M thay vì như tên niêm yết trên sàn HNX, ví dụ như VN30F2402. Điều này đồng nghĩa với việc khi hợp đồng VN30F2401 (hợp đồng của tháng trước đó) đáo hạn, chỉ số dữ liệu quá khứ chúng ta đang quan sát được thực tế là dữ liệu của VN30F2401. 

Báo cáo giao dịch phái sinh của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư 

Các bản tin báo cáo phái sinh cuối ngày, nếu được cung cấp sẽ cho nhà đầu tư thấy các dữ liệu giao dịch của phiên hôm đó hoặc của một giai đoạn nhất định bao gồm phiên giao dịch gần nhất. Các báo cáo này tương tự như với các bên cung cấp dữ liệu nhưng thường sẽ có tính chính xác cao hơn nếu có thể hiện cả dữ liệu của hợp đồng quá khứ.

(Nguồn: DNSE)
(Nguồn: DNSE)

Các dịch vụ data trả phí

(nguồn: datapro)
(nguồn: datapro)

Các dịch phụ data trả phí bao gồm các app, các file data tổng hợp của các bên cung cấp. Tuy nhiên hình thức này thường ít phù hợp với nhà đầu tư mới tham gia giao dịch bởi các bên này chỉ cung cấp dữ liệu dưới dạng con số qua các bảng tính Excel hoặc qua việc xem dữ liệu trên app và sẽ cần nhà đầu tư biết trước dữ liệu mình muốn xem ở đâu, hoặc là cần bước trung gian là xử lý dữ liệu qua các app hỗ trợ đầu tư chứng khoán như Amibroker. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan