Kinh tế | 06/01/2023

OPEC là gì? Mục tiêu của việc hình thành tổ chức OPEC

OPEC là viết tắt của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới; có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản lượng dầu mỏ thế giới. Vậy OPEC là gì, tổ chức này có mục đích gì và hoạt động ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

OPEC là gì?
OPEC là gì?

OPEC là gì?

OPEC hay còn được biết đến với cái tên tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization Of Petroleum Exporting Countries.

Đây là một tổ chức liên chính phủ thường trực của 14 quốc gia có ưu thế về xuất khẩu dầu mỏ. Ngoài ra nó còn tổ chức điều phối cũng như thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên.

Lịch sử hình thành của OPEC

OPEC thành lập năm 1960 bởi 5 nước chủ chốt: Iran, Irac, Ả rập, Kuwait, Venezuela tại Baghdad thuộc Irac. Và đến tận năm 1962 Liên hợp quốc mới chính thức công nhận.

Từ năm 1960 -1975, OPEC mở rộng quy mô và thu nạp thêm 6 thành viên mới: Qatar, Libya, Indonesia, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Algerie, Nigeria. 

Ecuador là một thành viên cũ của tổ chức này nhưng đã rút lui kể từ năm 1993. Lý do là quốc gia này không chi trả được 2 triệu đôla phí thành viên đồng thời có nhu cầu sản xuất dầu nhiều hơn mức cho phép. Nhưng tháng 10/2007, quốc gia này đã chính thức quay trở lại. 

Có tương tự mối quan tâm như Ecuador; Gabon đã dừng việc trở thành thành viên của OPEC vào đầu năm 1995.

Năm 2007, quốc gia tiếp tục gia nhập tổ chức này là Angola. Nauy và Nga là hai quốc gia tham dự hội nghị của OPEC với tư cách là 2 giám sát viên. Do cuối năm 2008, Indonesia trở thành quốc gia nhập khẩu dầu. Họ không hoàn thành được chỉ tiêu về sản xuất dầu mà tổ chức đề ra nên đã rời khỏi tổ chức.

Các thành viên thuộc OPEC

Các thành viên thuộc OPEC
Các thành viên thuộc OPEC

Vậy các thành viên của OPEC là gì? Thành viên gồm có các nước: Venezuela, Gabon, lran, Irac, Kuwait, Indonesia, Libi, Algérie (Angiêri), Cata, Nigeria, Ecuador, Liên bang các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ả Rập. Các nước của tổ chức này chiếm 60% nguồn dự trữ; và gần 80% số lượng dầu mỏ xuất khẩu của thế giới.

Hiện nay OPEC có 13 nước thành viên.

Châu Phi

– Algérie (tháng 7 năm 1969)

– Libya (tháng 12 năm 1962)

– Nigeria (tháng 7 năm 1971)

– Angola (tháng 1 năm 2007)

Trung Đông

– Iran (tháng 9 năm 1960)

– Irac (tháng 9 năm 1960) (không được tính vào phần xuất khẩu của OPEC từ năm 1998)

– Kuwait (tháng 9 năm 1960)

– Cata (tháng 12 năm 1961)

– Ả rập (tháng 9 năm 1960)

– Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (tháng 11 năm 1967)

Nam Mỹ

– Venezuela (tháng 9 năm 1960)

– Ecuador (1973-1993, 2007)

Đông Nam Á

– Indonesia (tháng 12 năm 1962). Đến năm 2008 quốc gia này đã rút khỏi Tổ chức do trên thực tế không còn là nước xuất khẩu dầu nữa.

Cựu thành viên

– Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995).

Các nước đã được OPEC mời tham gia gồm Bolivia, Canada, Xuđăng và Xiri

Mục tiêu hoạt động của OPEC

  • Mục tiêu thành lập chính của tổ chức này đã ghi được trong quy chế; đó chính là điều phối cùng như thống nhất các chính sách khai thác dầu giữa các nước thành viên. 
  • Ngoài ra, OPEC còn mong muốn ổn định giá dầu thế giới ở mức công bằng; cũng như ổn định cho những quốc gia sản xuất. 
  • Đồng thời tổ chức sẽ đảm bảo về mức lợi nhuận công bằng cho các nhà đầu từ; qua đó có thể bảo vệ lợi ích cho toàn bộ các nước thành viên.
  • Xét về bản chất; đây chính là hoạt động liên minh kinh tế giữa các nước sản xuất dầu lửa với mục đích có thể duy trì một cơ cấu giá; nhằm có thể phản ánh được toàn bộ lợi ích của các nước thành viên dựa trên quá trình phối hợp định giá; cũng như xây dựng hạn ngạch sản xuất cho các quốc gia thành viên.

Công cụ điều chỉnh thị trường của OPEC

Công cụ điều chỉnh thị trường của OPEC
Công cụ điều chỉnh thị trường của OPEC

Hạn ngạch sản xuất được hiểu là công cụ chính được OPEC sử dụng; để có thể dễ dàng điều chỉnh sản lượng dầu được bán ra ngoài thị trường của các nước thành viên.

Đại diện các quốc gia sẽ tổ chức họp 2 lần mỗi năm để thiết lập một chính sách sản xuất chung dựa trên báo cáo toàn cầu về mức cung và cầu của dầu thô. Sau mỗi cuộc họp, OPEC đều sẽ đặt ra một hạn ngạch sản xuất mới chia theo tỷ lệ tương ứng cho các thành viên.

Cam kết của hạn ngạch sản xuất đối với một quốc gia không phải lúc nào cũng nhất quán. Nhiều nước thành viên đặc biệt là các nước nhỏ cùng với sản lượng nhỏ thường xuyên vượt quá hạn ngạch mà tổ chức cho phép. Với các nước có sản lượng lớn như Ả rập thường sẽ cần thực hiện cắt giảm sản lượng; nhằm bù vào tình trạng sản xuất quá ngạch cho các thành viên khác.

OPEC trong giai đoạn hiện nay:

Trong khi ngành công nghiệp dầu mỏ mang những đặc điểm của một mô hình đa nhân tố; thì vẫn có một số nhân tố được đánh giá khá quan trọng. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ không có nhân tố nào có thể tự duy trì được sự ổn định của thị trường. Tầm quan trọng của OPEC có thể đã suy giảm so với những năm 1970 nhưng vẫn chưa một tổ chức nào có thể thay thế nó.

Tầm quan trọng của OPEC suy giảm cũng liên quan phần nào đến nguồn năng lượng thay thế. Trong cơ cấu doanh nghiệp của ngành công nghiệp dầu mỏ; các công ty quốc doanh đang đa phần nắm giữ vai trò chủ đạo nên thường xuyên bị chỉ trích vì điều chỉnh thị trường dầu toàn cầu, điều chỉnh sản lượng để cân bằng cung và cầu. Theo US Energy Information Administration; tính đến 2007 đã có gần 78% sản lượng dầu thế giới do 50 công ty sản xuất; 70% số sản lượng này được sản xuất bởi các công ty dầu mỏ quốc doanh.

Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trong bài viết này đã giúp bạn có cách nhìn khách quan và trả lời cho câu hỏi OPEC là gì.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan