Doanh nghiệp | 21/06/2023
Phá sản không tự nguyện (INVOLUNTARY BANKRUPTCY) là gì?
Phá sản không tự nguyện (PSKTN) là một công cụ mà các chủ nợ sử dụng để đối phó với những người vay không đáng tin cậy, bằng cách buộc họ nộp đơn xin phá sản theo luật pháp cho phép.
Phá sản không tự nguyện là gì?
Phá sản không tự nguyện (INVOLUNTARY BANKRUPTCY) là quá trình pháp lý mà trong đó các chủ nợ yêu cầu một cá nhân hoặc doanh nghiệp phải phá sản.
Hay nói cụ thể, nó chỉ xảy ra khi các chủ nợ yêu cầu một cá nhân hoặc doanh nghiệp phải phá sản, vì họ cho rằng nếu không làm như vậy, họ sẽ không được thanh toán số tiền mà người nợ còn thiếu. Để làm điều này, chủ nợ phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý để bắt buộc bên nợ phải trả nợ.
Thông thường, bên nợ có khả năng trả nợ nhưng lại từ chối làm vì một lý do nào đó, có thể do không muốn chịu trách nhiệm tài chính hoặc có kế hoạch khác.
Việc xảy ra PSKTN sẽ tạo ra hậu quả đáng kể cho cả chủ nợ và người nợ, và thường yêu cầu sự can thiệp pháp lý để giải quyết tình huống này.
Để phá sản không tự nguyện có thể xảy ra, người nợ phải có một số nợ chưa thanh toán lớn và nghiêm trọng.
Đặc điểm của phá sản không tự nguyện
Phá sản không tự nguyện là một tình huống hiếm khi xảy ra và có những khác biệt đáng kể so với phá sản tự nguyện.
Trong trường hợp phá sản tự nguyện, bên nợ chủ động nộp đơn xin phá sản tới tòa án. Điều này cho phép cá nhân hoặc doanh nghiệp có cơ hội bắt đầu lại, bằng cách được miễn nợ hoặc tái cấu trúc những khoản nợ không thể trả được. Đồng thời mang lại cơ hội cho chủ nợ thu hồi một phần số tiền dựa trên tài sản của cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể thanh lý.
Tuy nhiên, trong trường hợp phá sản không tự nguyện, các chủ nợ sẽ đệ đơn lên tòa án để khởi đầu quá trình phá sản. Khi đó, bên nợ cũng có quyền nộp đơn phản đối để được xem xét lại một cách công bằng.
Cuối cùng, quyết định về việc tiếp tục hay bãi bỏ một vụ PSKTN sẽ được tòa án quyết định sau khi xem xét tình huống.
PSKTN thường được đệ trình chủ yếu để kháng cáo chống lại các doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ nợ nộp đơn này là do họ tin rằng doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ đang tồn đọng của mình, nhưng từ chối làm như vậy vì một số lý do. Trái lại, các trường hợp PSKTN đối với các cá nhân xảy ra ít hơn, vì hầu hết những người cá nhân mắc nợ có ít tài sản có thể thu hồi để trả nợ.
Cách thức của phá sản không tự nguyện
Quá trình phá sản không tự nguyện bao gồm một số bước. Đầu tiên, mỗi chủ nợ phải chứng minh rằng yêu cầu của họ không gặp tranh chấp xác thực. Nếu người mắc nợ có thể nêu lên các lập luận hoặc phòng vệ hợp lý, bất kể thành công hay không, họ có thể từ chối yêu cầu đó làm cơ sở cho PSKTN.
Thông thường, tòa án sẽ xem xét xem có sự tranh chấp thực tế mà người mắc nợ phải chịu trách nhiệm hay không. Điều này có nghĩa là tranh chấp đó phải đáng kể và liên quan trực tiếp đến trách nhiệm pháp lý hoặc số tiền thiệt hại.
Mục đích của tiêu chí tranh chấp thực tế là giúp đảm bảo rằng các chủ nợ không thể lợi dụng quy trình phá sản để cố tình truy cứu trách nhiệm hoặc tác động không công bằng đến người mắc nợ.
Yêu cầu thứ hai là chủ nợ phải chứng minh được việc người nợ không trả các khoản nợ khi chúng đến hạn. Người mắc nợ có thể có các tranh chấp, bất đồng với một hoặc hai chủ nợ về việc thanh toán. Tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là người mắc nợ không thanh toán nợ nói chung cho tất cả các chủ nợ khác.
Điều quan trọng là phải chứng minh được rằng, người mắc nợ không thanh toán nợ trong quy mô lớn hơn và không chỉ là một vấn đề cá nhân hoặc tranh chấp riêng lẻ với một số chủ nợ.
Để xác định xem người mắc nợ có trả nợ hay không, các tòa án sẽ xem xét một số yếu tố. Các yếu tố này bao gồm: số lượng nợ chưa được thanh toán, thời gian không thanh toán và khả năng thanh toán của người mắc nợ.
Yêu cầu đối với phá sản không tự nguyện
Phá sản không tự nguyện chỉ có thể được khởi kiện theo Chương 7 hoặc chương 11 của Đạo luật Phá sản, không áp dụng đối với chương 12 và chương 13.
- Nếu bên nợ có ít hơn 12 người chủ nợ đủ điều kiện, một người chủ nợ trong số đó có thể nộp đơn yêu cầu.
- Nếu bên nợ có 12 người chủ nợ trở lên, ít nhất ba người chủ nợ phải tham gia vào đơn yêu cầu PSKTN.
Sau khi đơn khởi kiện được nộp, người nợ có thời hạn 21 ngày để phản hồi trước khi quy trình phá sản bắt đầu.
Nếu họ trả lời, tòa án sẽ lên lịch và mở một phiên điều trần để xác định xem vụ kiện có được tiếp tục hay không. Nếu thẩm phán ra phán quyết có lợi cho bên người nợ, vụ kiện sẽ bị bác bỏ và chủ nợ thậm chí có thể phải trả các chi phí và lệ chí cho bên người nợ.
Trong trường hợp người nợ không phản hồi đơn khởi kiện, tòa án sẽ tiến hành vụ kiện và người nợ bắt buộc phải tham. Nếu tòa phá sản ra quyết định có lợi cho các chủ nợ, người nợ sẽ bị đưa vào trạng thái phá sản.
Người nợ cũng có thể chọn chuyển đổi đơn yêu cầu từ trường hợp không tự nguyện sang trường hợp tự nguyện.
Một lưu ý cuối cùng về PSKTN là nó không thể được đưa ra chống lại các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức phi lợi nhuận, nông dân, nông dân gia đình hoặc công đoàn tín dụng.
Như vậy, qua bài viết trên có thể thấy, tuy phá sản không tự nguyện là một quá trình pháp lý phức tạp, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp tài chính và xác định trách nhiệm của các bên liên quan. Hiểu về quy trình này có thể giúp bạn có thêm thông tin và khả năng đưa ra quyết định hợp lý khi đối mặt với các tình huống liên quan.