Quản trị danh mục | 03/08/2023
1001 điều cần biết về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp hiện đang là kênh đầu tư hấp dẫn được rất nhiều người quan tâm. Thế nhưng bản chất trái phiếu doanh nghiệp là gì còn khá mù mờ với những nhà đầu tư mới. Vì vậy, trong bài viết này, DNSE sẽ bật mí cho bạn những kiến thức về chủ đề này. Qua đó bạn sẽ biết khái niệm về loại trái phiếu này, cùng với đó là những thông tin về quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Hãy theo dõi nhé.
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu được một doanh nghiệp phát hành dưới hình thức ghi nợ. Nó có thể là chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ, dữ liệu điện tử. Khi bạn mua trái phiếu doanh nghiệp, bạn đóng vai trò chủ nợ còn doanh nghiệp là người đi vay.
Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán cho bạn cả gốc lẫn lãi. Trong đó, lãi suất được trả theo kỳ hạn và vốn được trả vào ngày đáo hạn.
Tại sao doanh nghiệp lại phát hành trái phiếu?
Trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức tài trợ bằng nợ. Chúng là nguồn vốn chính của nhiều công ty, cùng với vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và hạn mức tín dụng. Chúng thường được phát hành để cung cấp tiền mặt sẵn sàng cho một dự án cụ thể mà công ty muốn thực hiện.
Tài trợ bằng nợ đôi khi được ưu tiên hơn so với phát hành cổ phiếu (tài trợ vốn cổ phần) bởi chúng thường rẻ hơn. Bên cạnh đó, tài trợ bằng nợ sẽ không dẫn đến việc mất quyền kiểm soát hay vốn cổ phần nào trong công ty.
Nói chung, một công ty cần phải có tiềm năng về tài chính cũng như thu nhập ổn định để có thể chào bán chứng khoán nợ ra công chúng. Nếu chất lượng tín dụng của một công ty cao hơn, họ có thể phát hành nhiều trái phiếu hơn với tỷ lệ lãi thấp hơn.
Ba lợi ích khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp huy động vốn trong thời gian ngắn. Tránh gây tốn thời gian đi vay ngân hàng và mất nhiều thời gian xét duyệt. Mở ra cho doanh nghiệp một kênh gọi vốn mới cực kỳ tốt.
- Doanh nghiệp có thể chủ động thời hạn của việc phát hành trái phiếu thay vì phải tuân thủ theo thời hạn trả nợ, trả lãi của ngân hàng.
- Phát hành trái phiếu còn là một cách quảng cáo danh tiếng và uy tín hiệu quả. Thông qua các lần phát hành, nhiều nhà đầu tư sẽ biết đến doanh nghiệp hơn.
Trái phiếu doanh nghiệp được bán như thế nào?
Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo mệnh giá. Hầu như tất cả đều có cấu trúc thanh toán bằng phiếu giảm giá tiêu chuẩn. Thông thường, một công ty phát hành sẽ cần sự bảo lãnh của ngân hàng đầu tư. Sau đó, họ tiếp thị việc cung cấp trái phiếu cho các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nhận được các khoản thanh toán lãi suất thường xuyên từ tổ chức phát hành cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Khi đó, nhà đầu tư sẽ nhận lại số tiền tương ứng với mệnh giá của trái phiếu. Trái phiếu có thể có lãi suất cố định hoặc thả nổi theo chuyển động của một vài chỉ số kinh tế cụ thể.
Các nhà đầu tư cũng có thể chọn bán trái phiếu trước khi chúng đáo hạn. Nếu một trái phiếu được bán, người sở hữu sẽ nhận được số tiền ít hơn mệnh giá. Giá trị của nó chủ yếu được xác định bởi thời gian và lãi suất còn được hưởng trước khi trái phiếu đáo hạn. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể tiếp cận gián tiếp trái phiếu doanh nghiệp bằng cách đầu tư vào bất kỳ quỹ mở tập trung vào trái phiếu.
Điều kiện được phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Một doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu dưới hai hình thức: Phát hành đại chúng và riêng lẻ. Trong đó:
- Phát hành trái phiếu đại chúng là việc chào bán thông qua các phương tiện đại chúng. Thường có từ 100 nhà đầu tư trở lên (không tính nhà đầu tư chuyên nghiệp).
- Phát hành trái phiếu riêng lẻ là chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư. Và họ đều là những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Mọi quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thể hiện tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP của chính phủ. Cụ thể với từng hình thức phát hành trái phiếu như sau:
Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng:
- Doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên. Giá trị này được tính theo trên giá trị sổ sách kế toán.
- Hoạt động kinh doanh trong 3 năm liên tục liền trước phải có lãi. Đồng thời doanh nghiệp cần đảm bảo không có lỗ lũy kế đến thời điểm đăng ký phát hành.
- Có phương án phát hành trái phiếu và sử dụng vốn huy động được được cổ đông thông qua.
Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ:
- Doanh nghiệp phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp đảm bảo thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trước đó.
- Có phương án phát hành trái phiếu và sử dụng vốn huy động được sự chấp thuận của cổ đông.
- Báo cáo tài chính năm trước liền trước năm phát hành được báo cao và kiểm toán đầy đủ.
- Đối tượng tham gia đợt chào bán phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, được quy định rõ ràng tại Nghị định 163 về Luật chứng khoán.
Lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Trước đây, chúng ta đã quá quen thuộc với hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, xu hướng này đang chuyển hướng qua trái phiếu doanh nghiệp. Điều này biến nó trở thành kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn.
Có một số lý do khiến đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ngày càng được quan tâm như sau:
- Lãi suất hấp dẫn: Hiện nay lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp đang ở mức từ 11 đến 15%. Nó được đánh hấp dẫn hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng.
- Ít rủi ro: Trong trường hợp công ty làm ăn kém hiệu quả, nhà đầu tư vẫn được trả lãi suất đúng hạn. Trường hợp xấu nhất, nếu công ty phá sản, trái phiếu là khoản vay được ưu tiên thanh toán hàng đầu. Không những vậy, ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bảo trợ từ các tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa trong trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng tài chính, các tổ chức tín dụng sẽ thay thế doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với nhà đầu tư.
Trong bài viết trên, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về cơ chế phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cùng những lợi ích khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin này sẽ thật sự giúp ích cho việc đầu tư của bạn.